Tăng chiều cao chỉ diễn ra ở một thời gian nhất định, khi sụn tăng trưởng còn hoạt động. Vậy ở độ tuổi 20, chiều cao đạt bao nhiêu là chuẩn? Bạn có thể tăng chiều cao khi đã ở độ tuổi này không? Cùng tìm hiểu các phương pháp cải thiện chiều cao dành cho các bạn 20 tuổi nhé.
Mỗi người có một thời điểm ngừng cao nhất định, thông thường 18 – 20 tuổi là giai đoạn sụn tăng trưởng bắt đầu đóng lại, xương cốt hóa, đồng nghĩa kết thúc tăng chiều cao. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, chiều cao vẫn có thể tăng nhẹ nếu áp dụng đúng phương pháp chăm sóc sức khỏe. Bài viết sau đây của Debametulam.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này!
Chiều cao chuẩn của trẻ 20 tuổi
Chiều cao có sự tăng trưởng mạnh nhất ở 3 giai đoạn: Bào thai – 3 năm đầu đời – Dậy thì. Tuổi dậy thì ở nữ diễn ra vào khoảng 10 – 16 tuổi, trong khi nam dậy thì muộn hơn 11 – 18 tuổi. Như vậy, 20 tuổi là thời điểm dậy thì đã kết thúc, tốc độ tăng trưởng không còn mạnh mẽ, thậm chí là rất chậm.
Theo bảng chiều cao chuẩn của trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam, nam giới 20 tuổi có chiều cao 177cm, nữ giới 20 tuổi là 163,3cm. Kết quả này có thể khác nhau ở cùng độ tuổi bởi những yếu tố ảnh hưởng như môi trường sống, cách chăm sóc sức khỏe như dinh dưỡng, tập luyện, giấc ngủ…

Các cách tăng chiều cao ở tuổi 20
Tốc độ tăng trưởng chiều cao ở tuổi 20 rất chậm, đòi hỏi áp dụng liên tục các phương pháp để thúc đẩy quá trình. Tuy nhiên, bạn chỉ cao lên ở độ tuổi này nếu sụn tăng trưởng còn mở. Để xác định điều này, bạn cần đến cơ sở y tế chụp X-Quang để kiểm tra trạng thái hoạt động của sụn.
Nếu những người 20 tuổi còn có khả năng cao lên, bạn có thể áp dụng các phương pháp cải thiện dưới đây:
Ăn uống đủ chất, khoa học
Thông qua thực phẩm trong ăn uống hằng ngày, xương khớp được cung cấp những chất dinh dưỡng quan trọng tham gia vào quá trình nuôi dưỡng và hỗ trợ phát triển. Để thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao ở lứa tuổi 20, bạn chú ý bổ sung:
- Canxi: Cơ thể cần Canxi để tạo ra xương khỏe mạnh, xương cũng chính là nơi lưu trữ Canxi chính. Cơ thể không tạo ra Canxi mà sẽ nhận Canxi thông qua thực phẩm bạn ăn hoặc từ các chất bổ sung. Nếu bạn không bổ sung đủ Canxi trong chế độ ăn uống, xương có thể yếu hoặc không phát triển đúng cách.
- Collagen: Collagen giúp xương chắc khỏe và tham gia hình thành cấu trúc xương. Bổ sung collagen giúp duy trì mật độ xương, giảm tình trạng loãng xương. Đặc biệt, collagen type 2 có khả năng hình thành màng lưới chắc chắn ở xương để canxi và các khoáng chất bám vào.
- Vitamin D: Vitamin D đóng vai trò quan trọng làm tăng khả năng hấp thụ Canxi vào xương. Thậm chí, Canxi sau khi bổ sung sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có sự xuất hiện của vitamin D trong cơ thể.
- Vitamin K: Vitamin K có khả năng duy trì sức khỏe xương, tăng mật độ khoáng xương, hỗ trợ vận chuyển Canxi tới xương. Đây cũng là một sự kết hợp hoàn hảo để xương có đủ điều kiện phát triển.
- Các khoáng chất (Magie, Photpho, Sắt, Kẽm…): Xương cần một hàm lượng khoáng chất cần thiết để duy trì sự phát triển cũng như hỗ trợ các chất dinh dưỡng thực hiện chức năng nuôi dưỡng xương.

Tích cực tập luyện thể dục, thể thao
Chế độ vận động giúp bạn rèn luyện thân thể, đồng thời kích thích xương dài ra, tăng cường sức mạnh cơ bắp. Một số môn thể thao có tác dụng phát triển chiều cao như bơi lội, cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền… Hoặc bạn có thể thực hiện các bài tập kéo giãn cơ xương khớp tại nhà, tập yoga, gym, nhảy dây, chạy bộ… cũng hỗ trợ cải thiện chiều cao đáng kể.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Một giấc ngủ ngon giúp bạn có thêm năng lượng hoạt động, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Xương phát triển nhiều nhất khi bạn ngủ, đây cũng là thời điểm cơ thể tiến hành loại bỏ độc tố và thực hiện trao đổi chất. Ở trạng thái sâu giấc (23h – 1h), tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng nhiều nhất trong ngày.
Do đó, nếu muốn cải thiện chiều cao thành công, bạn cần chăm sóc giấc ngủ bằng cách:
- Ngủ trước 22 giờ và ngủ đủ tối thiểu 8 tiếng/ngày.
- Hạn chế để tâm lý căng thẳng khi ngủ.
- Không ăn quá no vào buổi tối hoặc trước giờ ngủ.
- Hạn chế tiếp xúc ánh sáng xanh trước khi ngủ.

Hạn chế sử dụng chất kích thích
Các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia… chứa nhiều chất độc hại có khả năng kìm hãm tăng trưởng. Đây cũng là tác nhân của nhiều bệnh nguy hiểm khiến thể trạng không đủ điều kiện để phát triển chiều cao. Những bạn muốn tăng chiều cao cần tránh xa các chất kích thích này.
Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh
- Giữ tư thế chuẩn khi đứng, ngồi hay nằm.
- Uống đầy đủ nước mỗi ngày.
- Dành 10 phút/ngày để tiếp xúc ánh nắng nhằm tổng hợp vitamin D dưới da thông qua cơ chế bức xạ tia cực tím.
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn ngọt, thức uống có ga…
- Duy trì cân nặng hợp lý.

20 tuổi là giai đoạn gấp rút để hoàn thành chiều cao cố định. Nếu bạn chưa đạt chuẩn chiều cao ở tuổi 20, hãy nhanh chóng áp dụng các phương pháp mà chúng tôi vừa chia sẻ trong trường hợp bạn còn có thể phát triển. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là chăm sóc chiều cao ở tuổi dậy thì để quá trình tăng trưởng diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng hơn nhé.
- Tin liên quan: Trẻ 8 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn?