Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là một vấn đề không phải là hiếm gặp trong cuộc sống. Thực tế, trong những năm gần đây, tình trạng trẻ em bị viêm tai giữa đã có dấu hiệu gia tăng đáng kể.
Để bảo vệ sức khỏe của con yêu một cách tốt nhất, bạn cần hiểu rõ về bệnh này, cách phòng ngừa và điều trị cho bé. Hãy tham khảo bài viết dưới đây từ Debametulam.com để biết thêm thông tin chi tiết!
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là gì?
Trong khoa học lâm sàng, bệnh viêm tai giữa ở trẻ em được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Đó là loại bệnh rất thường gặp ở bên trong tai của trẻ và rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi.

Với những trường hợp trẻ bị nhiễm bệnh, nếu như không được cha mẹ phát hiện kịp thời, điều trị sẽ để lại những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khả năng nghe của trẻ trong giao tiếp. Bởi vậy, việc nhận thức được các biểu hiện của bệnh, nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị là đặc biệt cần thiết.
Nguyên nhân bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Việc nắm rõ được nguyên nhân bệnh là điều rất quan trọng. Ở bệnh viêm tai giữa, nguyên nhân thường xuất phát từ các việc như: Ở trẻ nhỏ từ 6 đến 18 tháng do sức đề kháng yếu nên chúng rất dễ bị mắc bệnh viêm tai giữa.
Ở những trẻ lớn hơn thì nguyên nhân bệnh là do trẻ bị nhiễm lạnh, hít thở trong bầu không khí ô nhiễm, đặc biệt là khói thuốc lá, trẻ nằm bú bình, mẹ không cẩn thận khiến sữa chảy vào tai con gây viêm tai hay do những hành động của mẹ mỗi ngày khi lấy ráy tai cho con thường chọc ngoáy vào quá sâu gây tổn thương vùng tai của con…

Chỉ từ những nguyên nhân nhỏ đó có thể khiến bé chịu những cơn đau, quấy khóc vào bạn đêm và những hậu quả nghiêm trọng khác nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Sự vô tâm và chủ quan của cha mẹ vô tình làm ảh hưởng và tổn thương đến sức khoẻ của con trẻ.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có biểu hiện như thế nào?
Các dấu hiệu, biểu hiện của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thường là: Trẻ có dấu hiệu sốt cao từ 39 đến 40 độ, trẻ nhức đầu và quấy khóc nhiều, thậm chí hay gây gổ. Trẻ bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, trẻ bị rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
Trẻ thường xuyên bị đau tai, khó chịu và không phản ứng khi có tiếng động. Khi bệnh trở nặng, nếu các mẹ chú ý quan sát sẽ thấy trẻ bi chảy mủ ở tai và có mùi tanh, khó chịu.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em, điều trị thế nào?
Khi bé nhà bạn được chẩn đoán mắc bệnh viêm tai giữa sẽ cần đến sự chỉ định và điều trị của bác sỹ để bệnh được chữa trị đúng cách. Tuy nhiên, phương pháp điều trị chung sẽ là dùng thuốc kháng sinh để hạ sốt cho trẻ ngay lập tức, sử dụng thuốc giảm đau kết hợp với thuốc chống viêm, tiêu mủ để giảm sưng huyết màng nhĩ và có khả năng sát trùng mũi họng, các mẹ có thể dùng thuốc paracetamol nhưng cần lưu ý tuyệt đối không được dùng Aspirin.

Bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh, các mẹ cần dùng thêm thuốc nhỏ tai cho con, đó là otofa, effexine – một loại thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh được chỉ định sử dụng cho tai thủng.
Kết hợp với việc dùng thuốc, các mẹ cần chú ý thường xuyên đắp khăn mặt ấm hoặc miếng thấm làm nóng lỗ tai cho trẻ và để trẻ được nghỉ ngơi.
Đặt một ống tai nhỏ trong tai trẻ theo hướng dẫn của bác sỹ, ống này sẽ tự động rơi ra và màng nhĩ có thể tự lành. Bên cạnh đó, trong thời gian chữa trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ cần tránh để nước bị tràn vào trai trẻ để tránh cho bệnh thêm nặng.
Với trẻ bị viêm tai giữa, màng nhĩ đã bị thủng cần được dùng thuốc tai mỗi ngày, để làm điều đó tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở, bệnh viên có chuyên khoa về tai, mũi, họng để theo dõi và tiến hành điều trị. Cách tốt nhất là đừng để mủ trong tai có cơ hội được hình thành, tránh việc trẻ bị viêm tai giữa sẽ biến chứng thêm các bệnh khác như viêm xoang, viêm amidan.
Về phần mủ trong tai trẻ, muón giải phóng chúng ra ngoài, có 2 cách: Thứ nhất, làm thoáng vòi tai của trẻ để phần mủ trong tai chảy từ hòm tai ra mũi họng. Thứ hai, trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ trong tai giữa.
Với trường hợp những trẻ bị nặng hơn, mủ trong tai di chứng thành viêm tai giữa thanh dịch cần thực hiện thủ thuật y khoa, đặt ống thông màng nhĩ bên trong tai để cân bằng áp lực trong tai với môi trường bên ngoài.
Tuỳ từng trường hợp phát hiện bệnh viêm tai giữa ở trẻ em sớm hay muộn, trạng thái của bệnh nặng hay nhẹ mà có những phương cách chữa trị cho phù hợp. Tuy nhiên, thời gian chữa trị với trẻ bị bệnh viêm tai giữa thường kéo dài trong ít nhất 6 tháng, khi mủ trong tai được giải phóng hết ra bên ngoài và màng nhĩ lành lại.

Phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để bảo vệ sức khoẻ của con yêu, các mẹ cần thực hiện những phương pháp phòng bệnh đơn giản mà vô cùng hiệu quả dưới đây: – Giữ ấm cho trẻ nhỏ vào những ngày lạnh, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ đang bị nhiễm bệnh. – Cho trẻ tránh xa môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là khói thuốc lá.
– Trong sữa mẹ có rất nhiều chất đề kháng tốt cho sức khoẻ của trẻ, bởi vậy mà không nên cho trẻ cai sữa quá sớm, để trẻ được bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu. – Khi trẻ còn bú bình, nên để trẻ ngồi hoặc bế cao, nâng phần đầu của trẻ lên và tuyệt đối không cho trẻ ngậm bình sữa khi đang ngủ để tránh sữa chảy vào tai.
– Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ theo quy định.
– Dùng tăm bông trẻ em thấm sạch nước trong tai sau khi tắm, với trẻ có nhiều ráy tai khô, cần tẩm bông tăm với nước muối sinh lý để lấy chúng ra.
Trên đây là tất cả những thông tin về bệnh viêm tai giữa các mẹ cần biết để phòng tránh cho con cũng như biết cách chữa trị cho con nếu không may trẻ bị nhiễm bệnh. Chúc các mẹ đảm nuôi con luôn khoẻ mạnh.
Nguồn tham khảo:
- https://www.nidcd.nih.gov/health/ear-infections-children
- https://kidshealth.org/en/parents/otitis-media.html