Mẹ đã biết cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chưa?

Sẽ có rất nhiều mẹ trả lời “đương nhiên rồi, pha sữa quá đơn giản, có gì đâu mà làm màu quá” nhưng thực thế lại vô cùng phũ phàng bởi nhiều mẹ không biết cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn. Chẳng vậy mà có rất nhiều bé bị tiêu chảy hoặc táo bón sau khi dùng sữa. Vậy pha sữa như thế nào là chuẩn? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây của Debametulam nhé!

Tiệt trùng các dụng cụ

Một nguyên tắc bất di bất dịch trong cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn là phải tiệt trùng các dụng cụ pha sữa, bình pha sữa. Các mẹ phải đun một nồi nước sôi để sau đó đặt các bình sữa vào để tiếp tục đun thêm 15 phút nữa.

Các núm vú, nắp đậy và nắp vặn được đun tiếp 5 phút và không được tiếp xúc với đáy nồi. Do vậy, mẹ nên đổ đầy nước vào nồi đun.

Cach-pha-sua-cho-tre-so-sinh

Trong trường hợp mẹ dùng bình thuỷ tinh thì sau khi đun xong không nên vớt ra ngày bởi bình sẽ rất dễ bị vỡ do chênh lệch nhiệt độ.

Đặc biệt, mẹ phải rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa cho con và nên đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì sữa. Mẹ cũng cần phải thực hiện đúng công thức, liều lượng được hướng dẫn trên bao bì sữa để đảm bảo đúng lượng dinh dưỡng cần thiết cho con.

Mẹ chỉ nên thay đổi tỷ lệ sữa khi có sự chỉ định của bác sỹ bởi nếu pha quá loãng sẽ không đảm bảo đủ dinh dưỡng còn quá đặc sẽ khiến con bị táo bón.

Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn

Trước tiên, mẹ phải đun sôi nước và pha thêm nước lọc để nguội sao cho đúng nhiệt độ trên bao bì sữa quy định. Thông thường thì nhiệt độ nước pha sữa là từ 40 đến 50 độ.

Sau đó, mẹ rót lượng nước cần dùng vào bình sữa rồi cho đủ lượng sữa vào và đậy nắp rồi lắc đều cho đến khi sữa tan hết.

Mẹ chỉ nên pha một lượng vừa đủ với bé. Nếu bé không uống hết thì mẹ có thể uống hộ bởi nếu để lại sữa sẽ bị nhiễm khuẩn vì vi khuẩn có thể phát triển nhanh trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.

Mẹ nên đậy kín hộp sữa sau mỗi lần sử dụng xong và phải để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, sữa khi đã được mở ra thì chỉ nên dùng trong 1 tháng trở lại để đảm bảo hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.

Pha-sua-bot-cho-tre-so-sinh

Đặc biệt, khi mẹ đã thực hiện cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn mà trẻ vẫn bị táo bón hoặc tiêu chảy, không tăng cân thì nên hỏi ngay ý kiến của bác sỹ hoặc nên thay loại sữa khác.

Những lưu ý sau khi cho trẻ bú

Mẹ cần vệ sinh các dụng cụ sạch sẽ sau khi con ti xong bằng cách tráng tất cả bình sữa núm vú, nắp đậy… qua nước sôi.

Tiếp đến, mẹ sử dụng cho dung dịch cọ rửa bình sữa dành riêng cho bé và dùng bàn chải cọ bình sữa dành riêng cho bé để cọ sạch sẽ.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng muối ăn sát vào bên trong núm vú để rửa sạch các vết sữa.

Những sai lầm thường gặp khi pha sữa cho trẻ sơ sinh

Nhiệt độ nước quá nóng

Khi pha sữa cho trẻ, các mẹ cần lưu ý không sử dụng nước sôi để pha sữa cho trẻ bởi nước quá nóng sẽ thực sự làm hỏng các chất dinh dưỡng trong công thức bột. Hãy sử dụng nước ở nhiệt độ 70 độ C là vừa đủ để hòa tan sữa, nhiệt độ nước cao khoảng 70 ° C thực sự cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn có hại. Những vi khuẩn này có thể có trong sữa bột, có thể xâm nhập vào trong quá trình sản xuất. Nhưng bạn không cần quá lo lắng, vì những vi khuẩn này sẽ chết ở nhiệt độ khoảng 70 ° C theo khuyến cáo.

Giữ đầu núm vú bình sữa trong khi pha sữa

Khi chuẩn bị sữa cho bé, nhiều mẹ thường không chú ý mà cầm trực tiếp vào đầu núm vú của bình sữa, điều này có thể vô tình khiến cho đầu núm vú của bình sữa tiếp xúc với vi rút hoặc vi khuẩn có thể xâm nhập qua miệng của con bạn. Đặc biệt là trong độ tuổi sơ sinh, khi bé vẫn còn dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh

Tranh-giu-dau-num-vu-cua-binh-sua

Sử dụng lại sữa còn thừa

Nếu con bạn không bú hết sữa trong khi bú bình thì các mẹ cũng cần lưu ý đừng để sữa quá hai giờ nhé. Sau thời gian này thì bạn hãy bỏ sữa trong bình cũ đi và vệ sinh lại bình sau đó cho sữa mới vào bình và cho trẻ uống nhé. Điều này là do vi khuẩn có hại từ miệng của trẻ có thể còn sót lại trên núm vú giả hoặc lẫn vào sữa khi trẻ bú. Sau đó, vi khuẩn có thể phát triển trong sữa trong thời gian đó

Bảo quản sữa trong tủ lạnh

Bản thân vi khuẩn có trong sữa sau khi tiếp xúc với miệng trẻ, thậm chí có thể phát triển mạnh ở nhiệt độ tủ lạnh. Sau hơn hai giờ, cần rất nhiều nhiệt để tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong sữa.

Bên trong tủ lạnh cũng có thể làm ô nhiễm sữa công thức còn sót lại. Mặc dù có thể bạn cảm thấy ngại khi phải vứt bỏ phần sữa thừa đã tích trữ lâu ngày nhưng tốt hơn hết là bạn nên làm điều này để tránh cho bé bị lây nhiễm bệnh tật.

Giờ thì mẹ đã có thể trả lời câu hỏi “Mẹ đã biết cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chưa?” rồi chứ? Chúc mẹ và bé luôn khoẻ mạnh nhé!