Chỉ có chiều cao khiêm tốn, không ít bậc phụ huynh đang vô cùng lo lắng cha mẹ lùn con có cao được không? Khoa học giải thích điều này như thế nào? Liệu có phương pháp nào giúp con yêu cao lớn vượt trội dù cha mẹ thấp bé không? Bài viết sau đây của Debametulam sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này một cách cụ thể.
Yếu tố di truyền có tác động thế nào đến chiều cao?
Sự phát triển chiều cao do nhiều yếu tố quyết định: Di truyền, dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ và môi trường sống. Trong đó, di truyền được xác định là tác động khoảng 23% đến chiều cao.
Joel Hirschhorn – một nhà di truyền học tại Bệnh viện Nhi Boston và Viện Broad cho biết có khoảng 700 gen khác nhau quyết định sự phát triển chiều cao của một người. Mỗi gen ảnh hưởng khá nhỏ, thường là 1mm hoặc thấp hơn. Các gen này tác động đến tấm tăng trưởng, chi phối việc sản xuất nội tiết tố tăng trưởng.
Ảnh hưởng của di truyền đến chiều cao của một đứa trẻ là một quá trình ngẫu nhiên.
Ví dụ: Người cha có gen cấu tạo là AaBbCc, người mẹ có gen cấu tạo là aaBBCc với 3 gen cao A,B,C và 3 gen thấp a, b,c. Mỗi người đều có 3 gen cao và 3 gen thấp và có chiều cao trung bình. Con cái có thể thừa hưởng 3 gen cao và 3 gen thấp từ cha và mẹ và cũng có chiều cao trung bình.

Nhưng có thể xảy ra trường hợp con thừa hưởng đến 5 gen cao và chỉ có 1 gen thấp có thể cao hơn cha mẹ. Mặt khác, cha mẹ có thể truyền lại cho con 5 gen thấp, chỉ có 1 gen cao nên sẽ thấp hơn cha mẹ. Trong khi đó, thực tế có đến hơn 700 gen tham gia quy định chiều cao, rất khó để xác định được chiều cao con cái chỉ từ chỉ số chiều cao của cha mẹ.
Chiều cao trung bình của người dân tại mỗi quốc gia là khác nhau, điều này được xác định bởi DNA của họ. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong nhóm các quốc gia thấp nhất Thế Giới. Trong đó, nhóm các quốc gia Bắc Âu như Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy có chiều cao trung bình nằm trong nhóm cao nhất Thế Giới.
Nếu cha mẹ có chiều cao nổi bật, con cái cũng được thừa hưởng các gen quy định chiều cao tốt và có cơ hội sở hữu chiều cao lý tưởng nếu được chăm sóc khoa học.
Con cái có thể cao hơn cha mẹ hay không?
Chiều cao trung bình của Việt Nam dù vẫn thấp so với các quốc gia trong khu vực và trên Thế Giới nhưng đang có sự tăng trưởng mạnh.
Vào năm 2010, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 164,4cm, nữ là 153,6cm. Theo kết quả do Bộ Y tế công bố, cuộc khảo sát do Tổng cục Thống kê và Viện Dinh dưỡng quốc gia thực hiện trong năm 2019-2020, chiều cao của nam thanh niên Việt Nam đã tăng lên 168,1cm, nữ đạt 156,2cm.
Thế hệ sau đang có chiều cao tốt hơn so với cha mẹ, ông bà. Sở dĩ có điều này vì nhiều phụ huynh đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc chăm sóc chiều cao cho con. Kinh tế phát triển, mức thu nhập chung được cải thiện, cha mẹ có điều kiện quan tâm, bổ sung dinh dưỡng đa dạng, từ đó giúp

Con cái hoàn toàn có thể cao hơn cha mẹ nếu được đầu tư dinh dưỡng, vận động, có môi trường sống lành mạnh, an toàn. Ngược lại, nếu không được chăm sóc đúng cách, con cái vẫn có nguy cơ thấp bé dù cha mẹ có chiều cao nổi bật.
Vì chế độ chăm sóc hằng ngày ảnh hưởng gần 80% sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên của trẻ. Do đó, dù cha mẹ cao hay thấp, vẫn cần phải có kế hoạch bổ sung dinh dưỡng đa dạng, khuyến khích trẻ sinh hoạt điều độ thì mới có thể chinh phục chiều cao lý tưởng như mong đợi.
Làm thế nào để giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả?
Chiều cao nổi bật là bàn đạp vững chắc giúp con yêu tự tin lựa chọn công việc yêu thích, xây dựng các mối quan hệ và có cơ hội thành công cao hơn. Do đó, cha mẹ đừng bỏ lỡ những bí quyết tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ sắp được chia sẻ dưới đây nhé:
Bữa ăn đa dạng dinh dưỡng: Dinh dưỡng chi phối hơn 30% quá trình phát triển chiều cao tự nhiên của trẻ. Do đó, trong mỗi bữa ăn hằng ngày, cha mẹ cần lựa chọn đa dạng thực phẩm, cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng: Đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nhóm thực phẩm giàu Canxi như: Sữa tươi, sữa chua, cá, tôm, cua, ốc, rau bina, cải bẹ, cải xoăn, các loại đậu… nên thường xuyên xuất hiện trong thực đơn dinh dưỡng vì Canxi là thành phần chính trong cấu trúc của xương. Ngoài 3 bữa ăn chính sáng – trưa – tối, trẻ nên có thêm 2 bữa phụ/ngày để có đủ năng lượng cho hoạt động thể chất và hỗ trợ phát triển chiều cao.
Vận động 1h/ngày: Vận động thường xuyên củng cố hệ xương chắc khỏe thông qua việc kích thích sự tích lũy khoáng chất trong xương. Ngoài ra, sau khi vận động, tuyến yên cũng sản sinh ra nhiều nội tiết tố tăng trưởng hơn so với bình thường, tạo điều kiện lý tưởng để chiều cao phát triển. Trẻ tích cực vận động có hệ miễn dịch hoạt động tốt, tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe chung. Cha mẹ nên khuyến khích con chơi thể thao khoảng 1 tiếng/ngày với các bộ môn: Bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, nhảy dây, chạy bộ, yoga…
Ngủ trước 22h: Nếu trẻ bắt đầu ngủ trước 22h, cơ thể bước vào ngủ sâu trước 23h, tuyến yên có thể sản xuất ra lượng nội tiết tố tăng trưởng nhiều hơn so với khi thức hoặc vừa bắt đầu ngủ. Càng có nhiều nội tiết tố tăng trưởng thì chiều cao càng phát triển tốt. Phòng ngủ của con phải đảm bảo các yếu tố: Thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh thì con mới có giấc ngủ ngon mỗi đêm. Khuyến nghị thời gian ngủ sẽ khác nhau theo độ tuổi, trung bình trẻ em đang trong giai đoạn dậy thì cần ngủ đủ từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày.

Sử dụng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng: Nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về sự tác động của sản phẩm bổ sung dinh dưỡng đến chiều cao của con nên chần chừ, chưa cho con sử dụng. Thực tế sản phẩm bổ sung dinh dưỡng đã có mặt và được phụ huynh tại các nước phương Tây đón nhận tích cực từ nhiều năm qua. Đây là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ chiều cao phát triển tốt như: Canxi, Collagen type II, vitamin D, phốt pho… mà chế độ ăn uống hằng ngày thiếu hụt do lựa chọn thực phẩm và chế biến sai cách, con kém hấp thu, cuộc sống bận rộn… Để con tăng trưởng chiều cao tốt, cha mẹ cần tìm kiếm và lựa chọn cho con một sản phẩm bổ sung dinh dưỡng chất lượng, an toàn.
Một số thói quen sai lầm cần tránh để trẻ tăng chiều cao
Dù chú ý chăm sóc con khoa học nhưng để con duy trì các thói quen sau, chiều cao khó có thể phát triển hết tiềm năng:
Vận động quá sức: Tập luyện thể thao rất tốt cho chiều cao nhưng với điều kiện con tập luyện với cường độ hợp lý và đúng kỹ thuật. Vận động quá sức hoặc sai cách không chỉ không có lợi cho chiều cao mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu không có điều kiện hướng dẫn con vận động tại nhà, cha mẹ nên đăng kí cho con theo học tại các trung tâm thể thao uy tín để con được vận động cường độ hợp lý và giảm nguy cơ chấn thương khi chơi thể thao.
Ăn thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh chứa nhiều cao lo nhưng lại nghèo dinh dưỡng, không chứa vitamin và khoáng chất vốn là những dưỡng chất rất quan trọng đối với chiều cao. Trẻ ăn nhiều thức ăn nhanh còn có nguy cơ béo phì. Do đó, cha mẹ cần kiểm soát thói quen sử dụng thức ăn nhanh của con, hạn chế tối đa thực phẩm nhóm này trong khẩu phần ăn uống hằng ngày.

Uống nước ngọt có ga: Bọt khí trong nước ngọt có ga có khả năng gây hại cho xương bằng cách giảm khả năng hấp thụ Canxi và làm hao hụt lượng Canxi trong xương, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xương khớp và chiều cao. Đồ uống này còn chứa nhiều đường và tạo cảm giác no, khiến trẻ ăn ít hơn, gây thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển chiều cao. Do đó, cần điều chỉnh thói quen uống nước ngọt có ga của con, khuyến khích con lựa chọn nước lọc, các loại nước ép, sinh tố trái cây, rau củ.
Hút thuốc lá: Thuốc lá là tác nhân gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm: Ung thư, đau tim, tai biến, đẩy nhanh tốc độ lão hóa, làm suy giảm chức năng của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Nhiều trẻ em, thanh thiếu niên hiện nay không được cha mẹ giám sát và định hướng giáo dục phù hợp nên đã hút thuốc từ khá sớm, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, giảm cơ hội cao lớn. Cha mẹ nên giáo dục cho con hiểu rõ những tác hại của thuốc lá và từ bỏ thói quen có hại cho sức khỏe cũng như chiều cao này.
Sử dụng rượu bia: Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác không được khuyến khích sử dụng, đặc biệt là với nhóm đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên. Cồn làm tê liệt hệ thần kinh, gây áp lực cho gan, hệ tiêu hóa. Nguy hiểm hơn, rượu bia còn có khả năng gây nghiện sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe và tương lai của trẻ. Do đó, nếu phát hiện con sử dụng rượu bia thường xuyên, cha mẹ cần có biện pháp giáo dục, răn đe, không để con sa đà vào thói quen này, đánh mất sức khỏe và cơ hội cao lớn.
Dù cha mẹ thấp bé, con vẫn có thể cao lớn vượt trội nếu có giải pháp tăng chiều cao khoa học, đồng bộ ngay từ nhỏ. Chủ quan cha mẹ cao lớn nên không chú ý chăm sóc chiều cao cho con, con cái có thể phải sống chung với ngoại hình thấp bé. Do đó, để giúp con đạt chiều cao lý tưởng, cha mẹ có thể áp dụng các bí quyết tăng chiều cao cho trẻ mà bài viết chia sẻ nhé.