Tốc độ tăng trưởng chiều cao người Việt Nam trong 1 thập kỷ

chiều cao người Việt Nam trong 1 thập kỷ qua đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên vẫn còn thua kém so với nhiều nước trong khu vực và các châu lục khác trên thế giới. Nếu bạn đang tìm hiểu về tình hình tăng trưởng chiều cao hiện tại và tiềm năng phát triển chiều cao trong tương lai của người Việt Nam thì đừng vội bỏ lỡ bài viết sau của Debametulam nhé.

Chiều cao trung bình của người Việt Nam hiện tại

Theo dữ liệu khảo sát chiều cao các quốc gia trên thế giới từ Tạp chí Dân số Thế giới – tổ chức độc lập của Hoa Kỳ thì người Việt Nam có chiều cao trung bình đầu người là 162,1cm đối với nam giới và 152,2cm đối với nữ giới.

Trong khi đó, dữ liệu từ dự án NCD Risk Factor Collabawn của Đại học Hoàng gia London (Anh Quốc) trích từ một bài viết trên tờ Insider thì chiều cao trung bình của người Việt Nam hiện tại là 159,01cm. Cụ thể 164,4cm đối với đàn ông và 153,59cm đối với phụ nữ.

chieu-cao-cua-nguoi-viet-so-voi-the-gioi

Chiều cao trung bình của người Việt Nam 1 thập kỷ trước

Theo GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong cuộc tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2000, chiều cao của nam thanh niên là 162,3cm và của nữ là 152,4cm. Đến năm 2010, kết quả điều tra cho thấy chiều cao đạt được của nam là 164,4 cm và nữ là 153,4 cm. Hiện Viện Dinh dưỡng đang chuẩn bị cho cuộc điều tra sau 2019 – 2020 để đánh giá sau 10 năm.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình của người Việt trong 1 thập kỷ

Cũng theo GS.TS Lê Danh Tuyên, 10 năm qua chiều cao người Việt cao thêm 2,1cm, nhưng hiện nay người Việt đã bước vào “giai đoạn vàng” phát triển chiều cao. Còn ở các nước như Nhật Bản, khi đã đạt được chiều cao như hiện nay, họ sẽ chỉ cao thêm 0,3 – 0,5cm trong vòng 10 năm.

Chiều cao trung bình của người Việt so với thế giới

So với các quốc gia châu Á khác, chiều cao người Việt Nam có phần thấp hơn. Cụ thể, người Hàn Quốc có chiều cao trung bình 170,7cm đối với nam và 157,4cm đối với nữ. Người Trung Quốc có chiều cao trung bình đối với nam và nữ lần lượt là 169cm và 158cm. Người Nhật Bản có chiều cao trung bình với nam là 172cm và với nữ là 158cm. Người Việt Nam chỉ cao hơn người Indonesia (158cm), Philippines (161,9cm) và Bỉ (160cm).

Theo Tạp chí Dân số Thế giới, người châu Âu có chiều cao trung bình lớn nhất thế giới và đều giành top 10 đầu bảng. Cao nhất là Hà Lan (183,8cm), Đan Mạch (182,6cm) và Na Uy (182,4cm).

Theo báo cáo từ UNICEF, Việt Nam có tỷ lệ thấp còi cao nhất Đông Nam Á với 23,8% ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hằng năm có hơn 230.000 trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chính gây ra còi cọc và tử vong ở trẻ em.

chieu-cao-trung-binh-cua-nguoi-viet

Tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình của người Việt so với thế giới

Theo bác sĩ Trần Khánh Vân – Phó trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng thuộc Viện Dinh dưỡng quốc gia thì tốc độ tăng trưởng chiều cao người Việt trung bình hàng năm chậm hơn các nước. Ví dụ, tại Nhật Bản, trong vòng 15 năm, chiều cao thanh thiếu niên tăng thêm 2,8cm đối với nam và 2,5cm đối với nữ.

Chiều cao người Việt Nam tăng chậm hơn so với các nước, do trong 100 năm chiến tranh, chiều cao người Việt Nam hầu như không tăng trưởng. Nhưng sau chiến tranh và bắt đầu từ năm 1990, người ta bắt đầu nhận thấy trẻ em có sự gia tăng chiều cao. Đến giai đoạn 2000 – 2010, đã có nhiều cuộc điều tra cho thấy có sự thay đổi về tốc độ tăng chiều cao của người Việt.

Theo ông Trương Hồng Sơn – Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam thì chiều cao của người Việt đã ra khỏi nhóm trung bình thấp và vào top trên ở khu vực Đông Nam Á, tiến tới đạt được chiều cao của những quốc gia tương đối thuộc khu vực châu Á.

Ông Sơn cho biết, trước 1998, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo tuổi còn cao, xấp xỉ 37%, tức cứ 2 trẻ sẽ có 1 trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi. Tuy nhiên, từ 1998 đến nay, đặc biệt là từ 2005, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm nhanh, giúp Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng nhanh nhất thế giới. Bạn trẻ sinh từ 1994 – 1998 thuộc giai đoạn nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc nên điều kiện chăm sóc trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai cải thiện hơn trước rất nhiều.

Lý do cho sự cải thiện chiều cao người Việt là do phụ nữ được bổ sung kiến thức về dinh dưỡng, kiến thức về thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, tiêm chủng, tẩy giun… cùng sự ra đời của nhiều chương trình can thiệp giúp trẻ em giảm bệnh tật và tăng tốc phát triển chiều cao.

Theo GS.Tuyên thì Việt Nam chúng ta đang ở tốc độ tăng chiều cao nhanh chóng như “thời kỳ vàng” người Nhật trải qua. Đến giờ người Nhật không đạt được mức tăng như vậy nữa.

Ngoài ra, ông Tuyên cũng kỳ vọng “Chiều cao nam đã tăng thêm 2,1cm, nữ 1cm. Đây là mức tăng nhanh so với các quốc gia khác trên thế giới. Với mức tăng trưởng chiều cao 2,1cm trong vòng 10 năm qua, chắc chắn chiều cao thanh niên Việt Nam các thế hệ sau sẽ tăng tiếp tục với tốc độ nhanh”.

Theo ông Sơn, can thiệp để cải thiện chiều cao trung bình của một dân tộc cần thời gian dài. Từ sau năm 2025, hiệu quả của những can thiệp còn tốt hơn nữa ở nhóm bạn trẻ sinh sau năm 2000. Hiện Việt Nam đang có nhiều phong trào thể thao, trong đó không thể không kể đến nhu cầu tập luyện để cao hơn. Tuy nhiên, tập luyện thể thao trong nhà trường cũng chưa đủ do không phải trường nào cũng đủ sân bãi.

Ông Sơn cho rằng nếu áp dụng chương trình tập luyện có giá trị tăng tầm vóc trẻ em theo mô hình 5 + 2 (5 buổi thể dục + 2 buổi thể thao mỗi tuần trong nhà trường) thì Việt Nam có thể hy vọng đạt vị trí của Thái Lan hiện nay, tức chiều cao trung bình của nam giới đạt 169cm.

chieu-cao-trung-binh-cua-nguoi-viet

Yếu tố tác động đến tăng trưởng chiều cao trung bình

Theo PGS, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, có 4 lý do khiến chiều cao người Việt Nam thấp bé.

Thứ nhất, trong thời kỳ mang thai, người mẹ không được chăm sóc dinh dưỡng tốt, thai phụ dễ bị bệnh dẫn đến thai nhi suy dinh dưỡng hoặc giảm hấp thụ dinh dưỡng.

Thứ hai, trẻ thiếu canxi do cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con. Nhiều trẻ em không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Cụ thể, chỉ 62% được bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh, 20% được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Thứ ba là ở một số vùng nghèo, trẻ không được ăn đủ thực phẩm, dễ dẫn đến thiếu hụt protein, vitamin, khoáng chất, không tiếp cận được hệ thống y tế, nguồn nước sạch và hệ thống vệ sinh tốt, khiến trẻ dễ suy dinh dưỡng, ảnh hưởng sự phát triển của hệ cơ xương khớp.

Thứ tư là do người Việt lười vận động. Việt Nam được xếp vào nhóm lười vận động nhất thế giới với chỉ hơn 15% người tập thể dục nhiều hơn 30 phút mỗi ngày, dẫn tới không kích thích sự phát triển tế bào xương để phát triển chiều cao.

Nhìn chung, chiều cao người Việt Nam trong 1 thập kỷ qua đã có nhiều biến chuyển tích cực. Theo GS. Tuyên, mục tiêu của Việt Nam đến năm 2025 là tăng chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi (đối với nam đạt 167cm và nữ đạt 156cm). Năm 2030, chiều cao người Việt dự kiến sẽ tăng thêm 4cm.