Cho trẻ tập đứng sớm có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao không?

Trẻ em có thể biết đứng ở những thời điểm khác nhau, rất nhiều người mong con em mình có thể biết đứng sớm. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho rằng trẻ tập đứng quá sớm có thể cản trở khả năng phát triển tự nhiên của xương và ảnh hưởng đến chiều cao. Vậy việc trẻ biết đứng sớm liệu có tốt không và có cản trở phát triển chiều cao không?

Việc trẻ đứng sớm ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ?

cho-tre-tap-dung-qua-som-co-the-anh-huong-den-tinh-trang-xuong-khop
Cho trẻ tập đứng quá sớm có thể ảnh hưởng đến tình trạng xương khớp

Trẻ sớm biết đứng cũng giống như đạt được một thành tích nhất định nào đó và trở thành niềm tự hào của người lớn. Tuy nhiên, thực tế là trẻ trong độ tuổi 10 – 18 tháng tuổi mới là độ tuổi trẻ bắt đầu tập đứng và đi. Nếu đứng quá sớm, cột sống của trẻ chưa hoàn thiện nhất định có thể bị tổn thương do phải chịu tác động nâng đỡ quá lớn của đầu và phần trên cơ thể.

Khớp háng của trẻ khi đứng có thể cũng bị ảnh hưởng bởi trọng lượng cơ thể hiện tại, trẻ dễ bị xẹp xương đùi. Cấu trúc xương còn mềm dẻo nên dễ biến dạng, đặc biệt là xương cẳng chân. Những trẻ đứng và đi sớm có nguy cơ mắc hội chứng bàn chân bẹt do trọng lượng cơ thể đè trực tiếp lên chân gây quá tải chịu đựng lực. Các tình trạng xương khớp này đều khiến sức khỏe xương bị ảnh hưởng, cản trở tăng trưởng chiều cao

Có nên khuyến khích trẻ tập đứng sớm không?

Với những thông tin nêu trên, có thể thấy chúng ta không nên cho trẻ tập đứng sớm và cũng không khuyến khích trẻ làm điều này. Ép trẻ tập đứng sớm có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là hệ xương khớp. Khi trẻ khoảng gần 10 tháng, bạn có thể theo dõi sự phát triển của trẻ và tìm hiểu các dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng để tập đứng. Các biểu hiện này như khả năng nâng đầu, xoay người, giữ thăng bằng và có sự ổn định trong thân hình.

Có nên khuyến khích trẻ tập đi sớm không?

Tập đi là một bước phát triển quan trọng của trẻ. Tuy nhiên, việc khuyến khích trẻ tập đi sớm hay muộn phụ thuộc vào tình trạng cơ thể của trẻ và cách nuôi dưỡng của gia đình. Thông thường, trẻ bắt đầu tập đi từ 12 đến 15 tháng tuổi. Một số trẻ có thể bắt đầu tập đi từ 9 tháng tuổi hoặc sau 18 tháng tuổi. Trẻ được cho là đã sẵn sàng tập đi khi có khả năng đứng lên vững vàng, giữ thăng bằng khi đứng, thân hình phát triển ổn định…

tre-co-the-tap-di-khi-co-the-da-san-sang
Trẻ có thể tập đi khi cơ thể đã sẵn sàng

Việc cho trẻ đứng sớm có thể gây lùn không?

Chiều cao của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều điều như di truyền, dinh dưỡng, thói quen vận động, giấc ngủ, môi trường sống, sức khỏe xương khớp… Việc trẻ tập đứng quá sớm có thể gây hại cho hệ xương khớp. Xương yếu hoặc dị tật ở chân do tập đứng khi cấu trúc xương chưa sẵn sàng là những nguyên nhân khiến quá trình tăng trưởng chiều cao bị cản trở. Dù không trực tiếp khiến trẻ bị thấp lùn, thế nhưng cha mẹ cũng cần chú ý thời điểm bắt đầu tập cho con đứng để đảm bảo con có điều kiện sức khỏe xương tốt nhất nhé.

Những cách tăng chiều cao cho trẻ mà cha mẹ cần biết

Sau khi trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ trong bào thai, trẻ tiếp tục có 3 năm đầu đời phát triển mạnh về chiều cao và bứt tốc ở thời kỳ dậy thì. Để trẻ có quá trình phát triển thể chất thuận lợi, tăng chiều cao đúng chuẩn, cha mẹ cần chăm sóc sức khỏe cho con đúng cách như sau:

Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Vấn đề dinh dưỡng cần được đảm bảo nếu muốn xương của trẻ được nuôi dưỡng khỏe mạnh và tăng tốc phát triển. Trẻ cần được bổ sung đủ các nhóm chất: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất với hàm lượng cân bằng theo nhu cầu khuyến nghị ở từng độ tuổi. Các chất cụ thể tham gia vào quá trình tăng chiều cao như: Canxi, collagen (loại 2), vitamin D, vitamin K, protein, magie, kẽm, kali, phốt pho, sắt…

Ngoại trừ 6 tháng đầu đời trẻ chủ yếu uống sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức), sau 6 tháng tuổi cha mẹ đã có thể cho trẻ làm quen với các thực phẩm ăn uống của người lớn. Danh sách thực phẩm tốt cho chiều cao có thể kể đến: Cá và các loại hải sản khác, trứng, thịt gà, thịt bò nạc, rau cải bó xôi, bông cải xanh, cải xoăn, sữa, sữa chua, phô mai, ngũ cốc, các loại đậu và hạt như đậu nành, hạnh nhân…

Chế độ dinh dưỡng khoa học nên được duy trì lâu dài để xương luôn được nuôi dưỡng và phát triển hết tiềm năng. Cha mẹ lên kế hoạch xây dựng thực đơn với các thực phẩm lành mạnh, chia bữa ăn trong ngày thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.

ap-dung-bua-an-da-dang-thuc-pham-lanh-manh-de-tre-co-du-chat-tang-chieu-cao
Áp dụng bữa ăn đa dạng thực phẩm lành mạnh để trẻ có đủ chất tăng chiều cao

Khuyến khích con vận động

Thói quen vận động với các bài thể dục, môn thể thao hoặc bất kỳ hoạt động thể chất nào đều mang lại cho trẻ 20% tăng trưởng tối ưu. Tùy vào độ tuổi của con mà cha mẹ có thể lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp. Trẻ chưa biết đi/đứng cũng có những vận động riêng như bò, lăn, lật, hoặc cha mẹ massage lưng, tay, chân, cổ cho con.

Đối với trẻ đã có khả năng chủ động tập luyện, bạn có thể chỉ cho trẻ một số hình thức vận động tốt cho chiều cao như: Đạp xe, chạy bộ, tập yoga, nhảy dây, đu xà, bơi lội, chơi bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông… Duy trì thói quen tập thể dục giúp trẻ có hệ xương khớp khỏe mạnh, kích thích tăng chiều cao nhanh chóng và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Tập cho con thói quen ngủ sớm

Có tới hơn 90% quá trình phát triển chiều cao diễn ra trong lúc ngủ, bởi lúc này xương đang thư giãn và không phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể. Khi trẻ ngủ sâu giấc, cơ thể chúng cũng sản xuất nội tiết tố tăng trưởng với hàm lượng nhiều nhất trong ngày. Đây là một loại nội tiết tố ảnh hưởng lớn đến quá trình tăng chiều cao, hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao thuận lợi.

Trẻ nên đi ngủ trước 22h và ngủ đủ giấc mỗi ngày theo nhu cầu ở từng độ tuổi như sau:

  • Dưới 3 tháng tuổi: 16 – 18 giờ/ngày
  • 4 – 11 tháng tuổi: 12 – 26 giờ/ngày
  • 1 – 2 tuổi: 11 – 14 giờ/ngày
  • 3 – 5 tuổi: 11 – 13 giờ/ngày
  • 6 – 13 tuổi: 9 – 11 giờ/ngày
  • 14 – 17 tuổi: 8 – 10 giờ/ngày
  • 18 – 25 tuổi: 7 – 9 giờ/ngày.

Phơi nắng cho con

Ánh nắng mặt trời thông qua cơ chế bức xạ tia cực tím sẽ giúp cơ thể trẻ tổng hợp một lượng vitamin D dưới da, đặc biệt là vitamin D3. Đây là một phương pháp bù đắp vitamin D được khuyến khích cho trẻ nhỏ nhằm mục đích hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi hoàn toàn, tránh để canxi sau khi bổ sung bị dư thừa hay tích tụ. Thời gian lý tưởng để phơi nắng cho trẻ là trước 9h và sau 15h. Cha mẹ cũng thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời vào thời điểm này để nhân đôi giá trị sức khỏe.

cho-tre-phoi-nang-de-tong-hop-vitamin-d-duoi-da
Cho trẻ phơi nắng để tổng hợp vitamin D dưới da

Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp

Cân nặng cần phù hợp với chiều cao hiện tại nếu muốn tăng chiều cao thuận lợi. Trẻ thiếu cân sẽ còi cọc, có khả năng còi xương, nặng hơn là suy dinh dưỡng. Xương không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết sẽ bị suy yếu và chậm tăng trưởng. Trong khi trẻ thừa cân có lượng mỡ thừa cao, mỡ thường chèn vào xương và gây căng thẳng cho xương cũng như chiếm không gian phát triển của xương làm cho xương bị cản trở kéo dài.

Để cân nặng của trẻ tương ứng với chiều cao và duy trì ở mức ổn định, cha mẹ chú ý bữa ăn của con cân bằng chất với thực phẩm lành mạnh. Trẻ cần hạn chế ăn uống quá ngọt, quá mặn hoặc nhiều dầu mỡ để tránh ảnh hưởng đến cân nặng. Ngoài ra, thói quen tập thể dục mỗi ngày cũng giúp trẻ điều chỉnh mức năng lượng, đốt cháy calo dư thừa do ăn uống thừa chất.

Tránh xa các yếu tố gây cản trở

Dưới đây là một số thói quen xấu gây cản trở tăng trưởng chiều cao, cần tránh xa cho trẻ:

  • Tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc lá, thức ăn nhanh, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn…
  • Trẻ lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ, xem tivi, chơi điện tử hoặc sử dụng điện thoại.
  • Trẻ thức khuya, thường xuyên căng thẳng học hành.

Sử dụng sản phẩm tăng cường dinh dưỡng

Hiện nay, việc sử dụng thực phẩm hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng là một hình thức bù đắp dưỡng chất hiệu quả và đơn giản. Các sản phẩm này có thể tồn tại dưới dạng viên nén, viên nang, viên nhai, siro… và cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau. Cha mẹ cần hiểu rõ rằng, bữa ăn hằng ngày của con có khả năng cũng xảy ra thất thoát chất do phương pháp bảo quản và chế biến. Cơ địa trẻ cũng có thể kém hấp thu dẫn đến việc bổ sung bằng thực phẩm tự nhiên không còn tối ưu.

tpbvsk-nubest-tall-kids-bo-sung-16-loai-vi-khoang-quan-trong-cho-tre-2-9-tuoi
TPBVSK NuBest Tall Kids bổ sung 16 loại vi khoáng quan trọng cho trẻ 2 – 9 tuổi

Nhận thấy tốc độ phát triển của con chậm hơn bảng quy chuẩn, cha mẹ có thể cho con sử dụng thêm các thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao này. Việc lựa chọn sản phẩm tuân thủ các lưu ý sau đây sẽ giúp quá trình bổ sung dưỡng chất đạt hiệu suất cao, trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao hết tiềm năng:

  • Nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm đảm bảo uy tín, rõ ràng.
  • Thành phần các chất có tác dụng tăng cường dinh dưỡng đúng độ tuổi, hỗ trợ nuôi dưỡng xương để tăng chiều cao.
  • Sản phẩm đã được kiểm định nghiêm ngặt về mức độ an toàn và chất lượng bởi các tổ chức đánh giá đáng tin cậy.
  • Nhiều người dùng phản hồi tích cực.

Mặc dù trẻ có thể đứng sớm khi đã sẵn sàng về thể chất, thế nhưng điều này vẫn không chính thức được khuyến khích để phòng tránh nguy cơ cản trở tăng trưởng. Hãy cho trẻ tập đứng từ khoảng 10 tháng tuổi, đảm bảo trẻ có những biểu hiện tốt về cấu trúc xương và hành vi thể chất đủ để giữ thăng bằng khi đứng. Và cuối cùng, điều quan trọng để có một chiều cao lý tưởng là trẻ cần có môi trường sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tập thể dục điều độ và nghỉ ngơi hợp lý mỗi ngày.