Dậy thì là một hiện tượng bình thường của trẻ em, đánh dấu mốc tăng trưởng và phát triển quan trọng. Tuy nhiên, vì một số lý do mà trẻ có thể dậy thì sớm hơn bình thường, từ đó kéo theo những bất thường trong hành trình tăng trưởng chiều cao. Cụ thể trẻ dậy thì sớm có thể chịu những tác động như thế nào đến chiều cao? Hãy cùng đọc bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn và tìm cách khắc phục nhé.
Giới thiệu về dậy thì sớm
Dậy thì là trạng thái sinh lý mà trẻ em cần trải qua và có những thay đổi về cơ thể, tâm lý và hành vi. Thông thường, trẻ bắt đầu dậy thì ở 10 – 11 tuổi đối với nữ và 11 – 12 tuổi với nam. Trẻ được cho là dậy thì sớm khi bắt đầu ở thời điểm trước 8 tuổi với nữ và trước 9 tuổi với nam. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm như các vấn đề về buồng trứng hoặc tuyến giáp, rối loạn di truyền, rối loạn nội tiết tố, thói quen sinh hoạt hằng ngày (đặc biệt dinh dưỡng) thiếu lành mạnh…
Trẻ có thể khó thích nghi với những thay đổi bất ngờ về tâm lý và cơ thể. Quá trình tăng trưởng quá nhanh khiến trẻ có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề như thấp lùn khi trưởng thành, béo phì, tổn thương xương khớp… Để xác định dậy thì sớm, cần có sự theo dõi sức khỏe định kỳ từ gia đình và trong một số trường hợp trẻ có thể sẽ phải tham gia điều trị để kiềm chế tăng trưởng.

Tác động của dậy thì sớm đến chiều cao
Đối với những trẻ dậy thì sớm, quá trình tăng chiều cao diễn ra rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn. Trẻ dậy thì sớm thường sở hữu chiều cao vượt trội so với trẻ cùng tuổi ở một thời điểm đầu dậy thì. Tuy nhiên, sự khác biệt này dần thu hẹp và thay đổi ngược lại khi các trẻ đạt độ tuổi trưởng thành.
Sự tăng nhanh chiều cao trong thời gian ngắn đồng nghĩa với thời điểm ngừng cao của trẻ cũng sớm hơn, dù trẻ đã có thêm 2 – 3 năm sau dậy thì để tiếp tục tăng trưởng nhưng không đáng kể. Như vậy, dậy thì sớm làm cho trẻ mất đi vài năm phát triển xương ổn định như tiến trình bình thường. Kết quả là trẻ dậy thì sớm có khả năng thấp hơn bạn bè cùng trang lứa khi trưởng thành.
Cách nhận biết trẻ dậy thì sớm
Giai đoạn dậy thì diễn ra với hàng loạn sự phát triển nhanh chóng của cơ xương, thay đổi hình dạng và kích thước cơ thể, phát triển khả năng sinh sản… Những thay đổi này cũng tồn tại ở những trẻ có quá trình dậy thì sớm hơn bình thường và chỉ khác ở độ tuổi. Trẻ được cho là dậy thì sớm khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây trước 8 tuổi (với nam) và trước 9 tuổi (với nữ):
- Ngực phát triển nhanh, có kinh nguyệt trước 10 tuổi (đối với nữ).
- Tăng nhanh chiều cao ở khoảng 8 – 9 tuổi.
- Tuyến lông phát triển nhanh bao gồm lông nách, lông mặt, lông mu, lông tay chân…
- Xuất hiện mụn trứng cá.
- Mùi cơ thể nặng hơn như người trưởng thành.
- Vỡ giọng, bộ phận sinh dục tăng nhanh kích thước (đối với nam)

Các phương pháp cải thiện chiều cao cho trẻ dậy thì sớm
Khi hết tuổi dậy thì, chiều cao sẽ ngừng tăng trưởng. Cấu trúc xương trưởng thành và ngừng phát triển ở độ tuổi sớm hơn bình thường, nên những trẻ dậy thì sớm thường không đạt được tiềm năng chiều cao khi trưởng thành. Sự phát triển vượt trội nhưng quá sớm có thể khiến chúng cao hơn bạn cùng trang lứa ở thời gian đầu nhưng lại thấp hơn ở tuổi trưởng thành.
Do đó, cần có phương pháp cải thiện chiều cao cho trẻ dậy thì sớm để trẻ có cơ hội cao hết tiềm năng như sau:
Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và cân đối các chất, bao gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất, rất cần thiết đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Trong đó, các chất tham gia nuôi dưỡng xương bao gồm: Canxi, protein, vitamin D, vitamin K, phốt pho, magie, kẽm, natri, sắt… Những chất này có thể bổ sung qua các loại thực phẩm như: Cá, thịt nạc, trứng, rau xanh, ngũ cốc, đậu nành, hạnh nhân, sữa, sữa chua, phô mai, trái cây…
Việc chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ cũng được khuyến khích trong chế độ ăn của trẻ dậy thì sớm. Điều này giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, trẻ cũng cải thiện cảm hứng ăn uống. Chia nhỏ bữa ăn đồng nghĩa với giảm bớt năng lượng nạp vào một lần giúp cân bằng dưỡng chất và kiểm soát calo dễ dàng hơn.
Khuyến khích trẻ tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục hay chơi thể thao không chỉ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng mà còn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ở xương. Tập luyện thường xuyên và đúng cách giúp trẻ tận dụng tất cả tiềm năng tăng trưởng của cơ thể. Khi dậy thì dù sớm hay muộn, cơ thể cũng cần được bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn để đảm bảo nhu cầu phát triển. Thói quen tập luyện lúc này cũng góp phần đốt cháy calo dư thừa để trẻ phát triển thuận lợi và cân đối hơn.

Những quy tắc khi vận động giúp trẻ đạt hiệu suất cao:
- Chọn các bài tập đúng sở thích, phù hợp khả năng và tình trạng sức khỏe hiện tại.
- Áp dụng cường độ tập hợp lý, vừa sức, tránh tập khi có chấn thương hoặc tập quá sức.
- Luôn khởi động trước bất kỳ hình thức vận động nào để kích hoạt cơ xương khớp, làm nóng cơ thể, giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
- Ăn một món ăn hoặc thức uống nhẹ trước khi tập 30 phút để đảm bảo nhu cầu năng lượng vận động.
- Chuẩn bị đầy đủ nước để bổ sung trong và sau thời gian tập.
- Tập đúng kỹ thuật, đúng luật, tương tác tốt với đồng đội nếu đó là hình thức vận động tập thể.
- Chọn trang phục tập luyện vừa vặn, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để tránh tạo cảm giác khó chịu vì ra nhiều mồ hôi trong quá trình tập.
Duy trì thói quen đi ngủ sớm
Đừng xem nhẹ chất lượng giấc ngủ, bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng cần đảm bảo nếu muốn có tốc độ tăng trưởng tối ưu. Xương phát triển mạnh mẽ hơn khi cơ thể nghỉ ngơi, đặc biệt là trong giấc ngủ buổi tối. Trẻ dậy thì sớm nên tạo thói quen đi ngủ sớm từ khoảng 22h để có một giấc ngủ ngon cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, tối ưu chiều cao. Đi ngủ sớm cũng giúp trẻ tỉnh táo hơn vào sáng hôm sau để tập trung học tập, ăn uống ngon miệng, vận động hiệu quả.
Sử dụng thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao
Nhằm tăng tốc chiều cao, tận dụng hết tiềm năng tăng trưởng, trẻ có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) hỗ trợ tăng chiều cao. Đây là các sản phẩm cung cấp thành phần dinh dưỡng có lợi cho xương nhằm giải quyết vấn đề dưỡng chất – yếu tố quan trọng nhất để xương phát triển. Bạn nên chọn sản phẩm được nghiên cứu bởi chuyên gia hàng đầu, đã được kiểm chứng chất lượng cũng như độ an toàn từ các tổ chức đánh giá uy tín và có thẩm quyền.
Những sản phẩm TPBVSK có hàm lượng bổ sung đúng nhu cầu của độ tuổi, dạng chất dễ hấp thụ, thành phần có nguồn gốc thiên nhiên… nên được ưu tiên. Ngoài ra, các sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tích cực cho thấy hiệu quả cải thiện vóc dáng cho tuổi dậy thì nên được lựa chọn. Cách chăm sóc sức khỏe đơn giản này giúp trẻ tiết kiệm nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo công dụng hỗ trợ tăng trưởng.

Những lưu ý để giúp trẻ dậy thì sớm tăng chiều cao hiệu quả
Theo dõi quá trình dậy thì của trẻ
Cha mẹ cần gần gũi con hơn để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của trẻ dậy thì sớm. Hãy đưa con đến cơ sở y tế để xác định nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ và có phương pháp điều trị phù hợp. Dựa vào nguyên nhân cụ thể mà cha mẹ sẽ dễ dàng định hướng giải pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp cho con yêu để không ảnh hưởng xấu đến quá trình tăng chiều cao của trẻ.
Sự quan tâm của cha mẹ cũng sẽ giúp con có thời gian dậy thì dễ dàng hơn, con ổn định tinh thần và chủ động chăm sóc sức khỏe khoa học. Đây là yếu tố cần thiết để trẻ cải thiện chiều cao cũng như phát triển cơ thể toàn diện và khỏe mạnh hơn. Đồng thời, trẻ dễ dàng kiểm soát hành vi và thoải mái hơn trên hành trình tăng trưởng.
Tránh xa các yếu tố không lành mạnh
Môi trường sống tốt, không nhiều áp lực, đủ ánh sáng tự nhiên và không khí tươi mát cũng có thể giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Ngoài ra, trẻ cần tránh xa các yếu tố có khả năng cản trở chiều cao như thức uống có cồn, thuốc lá, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có ga, thức ăn nhanh… Những sản phẩm này dễ hấp dẫn trẻ dậy thì nên cần nghiêm ngặt loại bỏ khỏi chế độ ăn uống hằng ngày nếu muốn tăng trưởng tốt.
Kiểm soát cân nặng
Bên cạnh tăng chiều cao thì cân nặng của trẻ cũng có khả năng tăng đáng kể khi dậy thì. Bất kỳ sự lơ là nào trong chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt cũng sẽ khiến trẻ bị tăng cân nhanh, dẫn đến thừa cân hoặc béo phì. Điều này gây bất lợi cho trẻ, thậm chí chiếm không gian tăng trưởng của xương. Để trẻ dậy thì sớm tăng chiều cao hiệu quả, cha mẹ hãy giúp con kiểm soát cân nặng bằng cách cân bằng dưỡng chất, kiểm soát calo bằng cách chia nhỏ bữa, tập thể dục…

Phòng tránh các nguy cơ dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ là điều cha mẹ cần chú ý. Để làm được điều này, cha mẹ cần kiểm tra sức khỏe định kỳ cho con, theo dõi tiến trình tăng trưởng của con. Cùng với đó là áp dụng các phương pháp chăm sóc khoa học, có thể tham khảo các cách chúng tôi vừa chia sẻ. Sự quan tâm của cha mẹ không chỉ hạn chế những căng thẳng về cảm xúc trẻ có thể gặp phải do dậy thì sớm mà còn giúp trẻ duy trì chiều cao tiềm năng khi trưởng thành.
- Tin liên quan: TPBVSK NuBest Tall và Grow Power có gì khác nhau?