Võ thuật không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn bảo vệ bản thân trong các tình huống nguy hiểm. Do đó, ngày càng có nhiều phụ huynh cho con học võ từ nhỏ. Trong đó, không ít người phân vân học võ có tăng chiều cao hay không? Có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng thể chất của con không? Theo dõi bài viết sau đây của Debametulam.com để tìm hiểu kỹ hơn về các lợi ích của võ thuật đối với quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
Học võ tác động như thế nào đến chiều cao?
Võ là bộ môn vận động phổ biến hiện nay, được nhiều người lựa chọn để theo học nhằm bảo vệ bản thân và tăng cường sức khỏe. Đây cũng là lựa chọn phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng thể chất nếu tập luyện đúng cách.
Hệ xương của người tập võ phải thường xuyên chịu những lực, va đập mạnh khi va chạm với đối thủ. Bản thân người tập cũng phải dùng lực mạnh để đưa ra những đòn đánh tự vệ hoặc tấn công đối thủ. Do đó, xương nhận được sự kích thích mạnh, liên tục, tăng trưởng nhanh cả về bề dày và chiều dài, hỗ trợ chiều cao tăng trưởng hiệu quả

Bên cạnh đó, tập võ thường xuyên còn tăng cường sức mạnh, khả năng chịu đựng của hệ xương. Một khung xương chắc khỏe giúp chiều cao phát triển vượt trội. Cũng như nhiều bài tập vận động khác, tập võ đều đặn sẽ thúc đẩy tuyến yên sản sinh nhiều nội tiết tố tăng trưởng, hệ xương dài ra nhanh, chiều cao phát triển với tốc độ tối ưu nhất.
Tuy nhiên, việc tập võ tăng chiều cao cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định về độ tuổi, hoạt động tập luyện. Tránh học võ quá sớm khi hệ xương còn yếu, tư duy trẻ chưa phù hợp để tiếp nhận các kỹ thuật võ thuật chuyên nghiệp. Mặt khác, nên điều chỉnh tần suất tập luyện phù hợp, tránh tập luyện quá dày sẽ khiến hệ xương bị tổn thương. Lúc này, xương có xu hướng tập trung phát triển bề dày để chống chọi lại sự va đập thường xuyên, chiều dài xương tăng trưởng kém, có thể ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng chiều cao.
Thời điểm nên bắt đầu học võ để tăng chiều cao?
Không nên cho trẻ học võ quá sớm vì đây là bộ môn đòi hỏi nhiều kỹ thuật, độ chính xác cao và nguy cơ chấn thương lớn. Trẻ còn nhỏ, xương còn mềm và yếu, kém linh hoạt nên học võ có thể khiến trẻ gặp chấn thương, thậm chí tổn thương xương khớp, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Thời điểm phù hợp để cho trẻ học võ là từ 6 tuổi trở lên. Đây là giai đoạn trẻ đã có thể hiểu và thực hiện được các động tác cơ bản của môn võ thuật. Để trẻ tiếp xúc với võ một cách bài bản, an toàn, cha mẹ nên cho con theo học ở các lớp võ, võ đường chuyên nghiệp.
Những môn võ nào giúp tăng chiều cao hiệu quả?
Để cải thiện chiều cao với võ thuật, cha mẹ có thể cho con theo học các môn võ sau đây:
Taekwondo
Môn võ Taekwondo là quốc võ của Hàn Quốc. Phương thức tấn công chủ yếu sử dụng các cú đá chân thẳng. Do đó, các khớp cẳng chân, đầu gối, háng được kích thích mạnh, xương chân kéo dài hơn. Nhờ vậy, chân dài, thon gọn, chiều cao tăng trưởng tốt hơn.
Karatedo
Nhật Bản là quê hương của môn võ Karatedo với các đòn đặc trưng là đấm, đá, đánh cùi chỏ và kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Xoay hông là động tác người tập Karate phải lặp lại nhiều nhất, xương hông và cột sống chắc khỏe, nâng đỡ cơ thể tốt. Một bộ khung chắc chắn là điều kiện thuận lợi để các xương nhỏ hơn phát triển, chiều cao tăng trưởng tối đa.

Wushu
Môn võ Wushu có nguồn gốc từ Trung Quốc, tập trung kéo căng cơ ở chân và tay. Nhờ vậy xương chân và tay dài ra nhanh, cơ bắp chân, cơ bắp tay săn chắc. Theo đó, chiều cao cũng có sự cải thiện rõ ràng sau một thời gian luyện tập. Do cơ phải kéo căng liên tục nên để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình luyện tập, các bạn nên chú ý khởi động kỹ lưỡng để tránh chuột rút.
Vovinam
Môn võ Vovinam do võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo dựa trên các kiến thức về võ cổ truyền Việt Nam và tinh hoa nhiều nền văn hóa khác. Kỹ thuật võ Vovinam tuân thủ nguyên lý Cương – Nhu phối triển, khi bị tấn công phải né rồi mới phản công, gồm các đòn tay không, cùi chỏ, đầu gối, chân, sử dụng các vũ khí như kiếm, đao, mã tấu, quạt… Tay chân linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn trong quá trình tập luyện môn võ này. Nhờ vậy, hệ xương được kích thích hiệu quả ở mọi điểm, xương dài ra nhanh, chiều cao tăng trưởng tối đa.
Judo
Đây là môn võ của Nhật Bản chủ yếu rèn luyện khả năng tự vệ. Chủ yếu tập luyện các động tác quật ngã, siết cổ, khóa chân, khóa tay… Việc tự vệ khiến người tập Judo thường xuyên đối mặt với các tình huống bất ngờ, đòi hỏi tay chân phải nhanh nhẹn, linh hoạt. Hệ xương kích thích mạnh mẽ nên khả năng phát triển cả về chiều dài và bề dày tốt, chiều cao tăng nhanh.
Những điều cần lưu ý khi học võ để tăng chiều cao?
Để tăng chiều cao với võ thuật và đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện, các bạn cần chú ý một số nguyên tắc quan trọng sau:
- Khởi động kỹ trước khi tập để làm nóng cơ thể, hạn chế các chấn thương. Giãn cơ nhẹ nhàng sau khi tập.
- Luôn tuân thủ mọi hướng dẫn của huấn luyện viên, tuân theo các quy tắc an toàn trong tập luyện.
- Tập luyện với cường độ vừa sức, tránh quá sức có thể gây tổn thương các nhóm cơ, gân và hệ xương khớp.
- Tránh tập luyện khi bị chấn thương, căng thẳng vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Tập luyện khoảng 30-45 phút nên nghỉ ngơi giữa hiệp, uống nước để hồi phục sức lực, sau đó tiếp tục tập luyện.

- Tránh ăn trước khi tập võ, bữa ăn cuối nên cách giờ tập ít nhất 45 phút.
- Nếu bị chấn thương xương khớp, nên nghỉ ngơi đến khi cơ thể hồi phục hoàn toàn mới tiếp tục tập luyện.
- Không sử dụng võ thuật học được để thực hiện những hành vi trái pháp luật, đạo đức.
- Để tăng chiều cao nhanh với võ thuật, cần kết hợp tập luyện với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tránh các thực phẩm gây ức chế tăng trưởng, không sử dụng các sản phẩm có chất kích thích, đồ uống có gas..
Một số lợi ích khác của việc học võ đối với sức khỏe
Bên cạnh tăng chiều cao, học võ còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe khác như:
Bảo vệ bản thân
Phần lớn mọi người học võ là để tự vệ, bảo vệ bản thân trong các tình huống nguy hiểm, bất ngờ, bị kẻ xấu tấn công. Nữ giới học võ sẽ không còn lo sợ khi đi ra ngoài một mình, nhất là vào ban đêm tại các khu vực vắng vẻ.
Nâng cao sức khỏe
Tập luyện võ thuật thường xuyên sẽ giúp sức khỏe được nâng cao rõ rệt, hình thể săn chắc, linh hoạt, tăng khả năng phản xạ. Cũng như các hình thức vận động khác, học võ giúp đốt cháy calo, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và lưu thông khí huyết, giúp người tập ăn ngon, ngủ ngon, từ đó sức khỏe có sự thay đổi tích cực.
Giải tỏa căng thẳng
Tập võ cũng là một cách giải tỏa căng thẳng, áp lực do công việc, học tập gây ra. Trong quá trình tập trung tập luyện, tư duy để đưa ra các đòn đánh phòng thủ, tấn công, người tập sẽ tạm quên đi nhưng mệt mỏi, áp lực thường ngày, lấy lại sự bình tĩnh, cân bằng để tiếp tục nỗ lực trong cuộc sống.

Rèn luyện tính kỷ luật, tập trung
Người tập võ cần ghi nhớ từng động tác tay chân, chuyển động cơ thể của mỗi đòn đánh để vận dụng linh hoạt trong thi đấu, tập luyện. Nhờ vậy, khả năng tập trung và phản xạ được cải thiện rõ rệt. Mỗi môn võ có những nguyên tắc, võ luật nhất định và chỉ đạo của huấn luyện viên. Người học phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc này. Qua đó, tính kỷ luật cũng được rèn luyện, vun đắp.
Tăng độ bền
Võ là môn thể thao đối kháng nên sự va chạm là điều khó khánh khỏi. Người học sẽ phải thường xuyên tiếp nhận các đòn đánh từ đối thủ và tìm cách tấn công để chống trả. Trải qua một quá trình tập luyện, khả năng chịu đựng các cơn đau của cơ thể và sức bền tăng thêm. Các chấn thương có thể khó chịu ở giai đoạn đầu tập luyện.
Võ thuật là môn thể thao vừa có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ tự vệ trong các tình huống nguy hiểm, thúc đẩy chiều cao phát triển hết tiềm năng. Do đó, phụ huynh có thể cho con học võ ngay từ nhỏ tại các trung tâm đào tạo võ thuật chuyên nghiệp để sớm chinh phục chiều cao nổi bật như mong đợi.
- Tin liên quan: Chiều cao trung bình của người Úc là bao nhiêu?