Mụn bọc: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mụn luôn là vấn đề mà đại đa số chúng ta đã từng gặp phải từ độ tuổi dậy thì cho đến khi trưởng thành, tuy không gây nguy hại quá nhiều đến sức khỏe nhưng những ảnh hưởng mà mụn mang lại đến tâm lý, ngoại hình và sự tư tin khi giao tiếp là không thể bàn cãi. Trong số những loại mụn thường gặp thì mụn bọc chính là một trong những loại mụn “đáng sợ” nhất.

Mụn bọc là gì?

Mụn bọc (Mụn bọc mủ) là một trong những loại mụn trứng cá gây ra nhiều ám ảnh nhất đối với những người gặp phải vì mụn bọc thường có kích thước rất lớn. Khi mới mọc mụn thường gây đau nhức vùng mụn xuất hiện, đỏ da, mụn sẽ dần phát triển lớn dần và chứa nhiều mủ bên trong, khi vỡ ra thường để lại sẹo và vết thâm rất khó điều trị.

Nếu không được vệ sinh đúng cách, khi mụn bị vỡ sẽ tái đi tái lại nhiều lần và có thể lây lan sang các vùng xung quanh. Do đó cần cẩn thận không nên tự ý nặn mụn hoặc chạm tay dơ lên trên vùng da bị mụn.

mun-boc-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-2

Nguyên nhân gây ra mụn bọc

Mụn bọc xuất hiện trên da thường do rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do tắc nghẽn lỗ chân lông kết hợp với vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển gây viêm nhiễm bên trong. Đặc biệt những người da nhờn rất dễ gặp phải mụn bọc trên da

  • Do nội tiết tố bên trong cơ thể sản xuất ra quá nhiều dầu
  • Do vệ sinh da không đúng cách, lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp gây kích ứng da
  • Không tẩy trang kỹ, lạm dụng các loại mỹ phẩm gây tắc nghẽn lỗ chân lông
  • Do thường xuyên chạm tay dơ lên mặt, nặn mụn không đúng cách
  • Người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi
  • Người ăn uống nhiều đồ ngọt, cay nóng

Dấu hiệu nhận biết các loại mụn bọc

Thông thường mỗi loại mụn sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau để tránh tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn do đó việc nhận biết mụn mình đang mắc phải để có hướng điều trị phù hợp là rất quan trọng. Nhìn chung ai cũng nghĩ rằng mụn bọc chỉ có một loại tuy nhiên trên thực tế chúng cũng có rất nhiều hình thái mà bạn không ngờ đến.

Để có thể nhận biết mụn bọc một cách chính xác nhất, bạn hãy chú ý đến những diểm sau đây:

Mụn bọc trắng

Là loại mụn bọc phổ biến nhất xuất hiện với một bọc trắng bên trong chứa nhiều mủ và rất dễ vỡ ngủ hoặc rửa mặt. Tuy nhiên khi mụn bọc trắng vỡ ra và bạn đã nặn hết mủ ra ngoài thì mủ sẽ vẫn tiếp tục hình thành và tạo nên bọc mủ mới nếu không được điều trị đúng cách. Với những người thường xuyên chạm tay vào mụn bọc trắng sau khi vỡ để kiểm tra thì vi khuẩn rất dễ xâm nhập từ tay bạn vào bên trong và gây viêm nhiễm.

Mụn bọc không nhân

Đây là một loại mụn bọc gây nhiều đau đớn nhất trong số những loại mụn bọc, bạn sẽ thấy vùng mụn sưng to, đau nhức với phần nhọn phồng lên rất lớn. Chạm tay vào cũng rất đau nhưng lại hoàn toàn không thấy nhận mụn, kể cả bạn có dùng sức để nặn cũng hoàn toàn không thấy có mủ chảy ra hay nhân mụi chồi lên. Lời khuyên cho bạn là không được cố nặn vì khi cố nặn tình trạng sưng đau sẽ trở nên nặng hơn gây cảm giác rất khó chịu

Mụn bọc máu

Tương tự như mụn bọc trắng nhưng ngoài mủ sẽ còn có máu ở bên trong, thường xuất hiện sau khi các mụn bọc trắng bị vỡ ra hoặc khi các mụn bọc trắng phát triển đến kích thước quá lớn sẽ xuất hiện máu bên trong.

mun-boc-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri

Mụn bọc có nguy hiểm không?

Nhìn chung mụn bọc là loại mụn nguy hiểm nhất trong số các loại mụn trứng cá thường gặp vì gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng nhất đồng thời rất khó điều trị dứt điểm trong thời gian ngắn, kể cả việc nặn nhân mụn vẫn có thể có nguy cơ mủ tiếp tục xuất hiện và tạo ra bọc mủ mới. Ngoài ra, với những người bị mụn bọc xuất hiện dày trên da mặt có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng da, áp xe rất nguy hiểm.

Mụn cũng có khả năng lây lan nếu dịch mủ dính sang những vùng da xung quanh. Nếu không điều trị vệ sinh đúng cách vi khuẩn có thể tấn công vào máu gây ra nhiễm trùng máu cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Do đó cần tránh tự ý nặn mụn, đặc biệt là khi các vết mụn còn chưa chín và cần cẩn trọng vệ sinh kỹ dụng cụ cá nhân, khăn mặt, gối…những thứ tiếp xúc trực tiếp với da mặt của bạn để tránh nguy cơ tình trạng mụn trở nên nặng hơn.

Điều trị mụn bọc như thế nào?

Nếu như các sản phẩm trị mụn thường có thể điều trị khá tốt các loại mụn cám thông thường thì mụn bọc lại là một “đứa con” khó bảo của họ nhà mụn trứng cá vì có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Do đó để điều trị dứt điểm mụn bọc thường cần đến

Thuốc điều trị mụn bọc

Thay vi sử dụng các loại sản phẩm bôi ngoài da thường kém hiệu quả với loại mụn này, người bị mụn bọc nên sử dụng các loại thuốc kê đơn điều trị mụn bọc để làm giảm tình trạng viêm nhiễm trên da. Những loại thuốc này thường là:

  • Benzoyl peroxide theo toa, mạnh hơn so với thuốc OTC.
  • Kháng sinh đường uống như Clindamycin, Minocycline, Tetracycline….giúp tiêu diệt vi khuẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
  • Axit salicylic theo toa để làm khô da chết và dầu bị mắc kẹt trong nốt sần.
  • Thuốc Isotretinoin một chất dẫn xuất của vitamin A hỗ trợ kiểm soát tăng sinh dầu nhờn để lỗ chân lông thông thoáng
  • Retinoids là dẫn xuất vitamin A mạnh mẽ, có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông, chống sưng tấy, kháng khuẩn.
  • Kháng sinh dạng bôi: ức chế vi khuẩn trên da và vùng bị mụn

Trị mụn bọc bằng công nghệ cao

Hiện nay có nhiều đơn vị sử dụng các phương pháp điều trị mụn bọc bằng laser đồng thời kết hợp ánh sáng xanh/đỏ giúp loại bỏ vi khuẩn và hạn chế thâm mụn hình thành sau khi loại bỏ mụn. Bạn cũng có thể lựa chọn những phương pháp này để giúp cải thiện tình trạng mụn bọc, tuy nhiên chi phí điều trị thường cao hơn nhiều so với điều trị bằng thuốc.

Cách phòng tránh mụn bọc

  • Rửa mặt 2 lần một ngày, nên rửa vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ bằng sữa mặt
  • Tẩy trang kỹ lưỡng để làm thông thoáng lỗ chân lông
  • Không chạm tay lên mặt
  • Nên tẩy tế bào chết 1 tuần/lần
  • Uống đủ nước
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều dầu mỡ
  • Thoa kem chống nắng khi ra ngoài