Sức đề kháng của trẻ có ảnh hưởng thế nào đến chiều cao?

Được chăm sóc kỹ càng nhưng trẻ vẫn còi cọc, chậm lớn, hay bệnh tật là thực trạng khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Nguyên nhân của thực trạng này là do chưa nhận thức được tầm quan trọng của sức đề kháng. Sức đề kháng của trẻ có ảnh hưởng thế nào đến chiều cao? Cùng tìm hiểu về nội dung này trong bài viết dưới đây của Debametulam.com nhé!.

Tại sao sức đề kháng của trẻ lại ảnh hưởng đến chiều cao?

Sức đề kháng được hiểu là khả năng tự bảo vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Trẻ có sức đề kháng tốt ít có nguy cơ mắc bệnh hơn so với trẻ có sức đề kháng kém. Chăm sóc và nâng cao sức đề kháng là điều kiện quan trọng để trẻ khỏe mạnh và phát triển thể chất đạt chuẩn.

Sức đề kháng kém khiến các vi khuẩn, virus xâm nhập gây nên bệnh tật ở trẻ. Một số bệnh thường gặp gồm: viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa… Bệnh có thể trở nặng nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời. Khi sức đề kháng yếu, bệnh tật thường xuyên, dù bổ sung dinh dưỡng đúng cách, tập trung đúng các dưỡng chất giúp chiều cao tăng nhanh thì tầm vóc của trẻ vẫn không thể phát triển đạt chuẩn.

he-mien-dich-va-su-phat-trien-chieu-cao-co-moi-lien-he-mat-thiet-voi-nhau
Hệ miễn dịch và sự phát triển chiều cao có mối liên hệ mật thiết với nhau

Một đứa trẻ có sức đề kháng yếu, hay ốm vặt, dinh dưỡng nạp vào sẽ tập trung để cải thiện tình trạng bệnh, hồi phục sức khỏe. Nguồn “nguyên liệu” tích trữ để xây dựng xương mới sẽ không có nhiều. Lúc này, chiều cao tất nhiên sẽ khó có thể tăng trưởng nhanh chóng.

Mặt khác, trẻ hay ốm thường phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Việc sử dụng nhóm thuốc kháng sinh thường xuyên sẽ gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, sống phân. Tác hại của các tình trạng này là khả năng hấp thụ dinh dưỡng của đường ruột kém đi. Dù ăn nhiều, ăn đủ chất, trẻ vẫn có nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất gây thấp lùn.

Có thể thấy, sức đề kháng yếu khiến việc tăng chiều cao trở nên khó khăn và cơ hội thành công rất thấp. Do đó, chăm sóc và nâng cao sức đề kháng cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình cải thiện chiều cao. Trẻ có đề kháng tốt, ăn uống ngon miệng, khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt sẽ có cơ hội lớn để sở hữu chiều cao đạt chuẩn.

Do đó, bên cạnh việc chú ý bổ sung dinh dưỡng tăng chiều cao, cha mẹ cần chú ý cải thiện sức đề kháng cho trẻ thông qua những biện pháp hiệu quả dưới đây:

Làm thế nào để cải thiện sức đề kháng của trẻ?

Có chế độ ăn uống đủ chất

che-do-an-uong-khoa-hoc-giup-he-mien-dich-khoe-manh
Chế độ ăn uống khoa học giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh

Chế độ ăn uống cân đối với sự xuất hiện của đa dạng thực phẩm cung cấp các dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bệnh tật.

Thực đơn ăn uống mỗi bữa của trẻ phải có đủ 4 nhóm chất gồm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mỗi bữa ăn nên có thịt cá, rau xanh và bổ sung thêm các loại trái cây tươi theo mùa. Rau xanh và trái cây cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh và cao lớn. Đây cũng là nguồn bổ sung chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.

Ngoài ra, nên hạn chế để con ăn nhiều thực phẩm có nhiều dầu mỡ, không sử dụng quá nhiều đường và muối khi chế biến món ăn vì các loại gia vị này không thực sự tốt cho sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách khi trẻ bị ốm cũng rất quan trọng. Việc này giúp bé mau khỏe hơn, cải thiện sức đề kháng. Việc kiêng cữ quá mức sẽ khiến trẻ lâu hồi phục, mất sức, càng mệt mỏi.

Tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, kẽm

Vitamin A, C, kẽm và selen là những dưỡng chất quan trọng giúp bảo vệ hệ miễn dịch, tăng cường khả năng chống lại yếu tố gây bệnh. Để bảo vệ trẻ trước nguy cơ bệnh tật, nâng cao hệ miễn dịch, cha mẹ nên thường xuyên cho con ăn nhiều các thực phẩm chứa những chất ày.

  • Vitamin A có nhiều trong cà rốt, gan động vật, rau ngót, thịt đỏ, xoài, ớt chuông…
  • Vitamin C có trong ổi, cam, kiwi, bông cải, dưa lưới, khoai tây, đu đủ…
  • Thực phẩm giàu kẽm gồm có thịt đỏ, động vật có vỏ, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trứng…
  • Những thực phẩm giàu selen không nên bỏ qua gồm nấm, thịt bò, phô mai, cá hồi, cá ngừ, yến mạch…

Tiêm phòng bệnh đầy đủ, không lạm dụng kháng sinh

Các loại vaccine phòng bệnh sẽ giúp trẻ có được kháng thể, giảm thiểu nguy cơ mắc phải một số căn bệnh từ thông thường đến nguy hiểm như cúm, ho gà, uốn ván, quai bị, rubella, sởi… Từ trong quá trình mang thai đến sau khi chào đời, theo hướng dẫn của cơ quan y tế và bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng các loại vaccine đầy đủ.

Khi trẻ bị bệnh, nên đưa con đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được theo dõi, điều trị theo phác đồ khoa học. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, gây suy giảm khả năng chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. Trẻ dễ bệnh hơn và mất nhiều thời gian hơn để điều trị bệnh lý.

Khuyến khích trẻ vận động đúng cách

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng là một cách để cải thiện sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Việc vận động giúp trẻ ăn uống ngon miệng, cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, đào thải độc tố gây hại, từ đó nâng cao sức đề kháng hiệu quả.

Tùy vào độ tuổi và sở thích của trẻ mà cha mẹ có thể cho trẻ tham gia tập luyện một số môn thể thao. Đặc biệt, có thể ưu tiên những bộ môn hỗ trợ phát triển chiều cao tốt như bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, chạy bộ, nhảy dây… Thời gian dành cho vận động mỗi ngày tối thiểu nên đạt từ 30 phút trở lên. Cường độ tập luyện đảm bảo không quá cao sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chấn thương, nhưng cũng không nên quá thấp chưa thể mang lại lợi ích như mong đợi.

Ngủ đủ giấc

Ngủ sớm và đủ giấc mỗi ngày giúp trẻ có đủ thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc, học tập, vui chơi mệt mỏi. Ngủ cũng là một cách chăm sóc sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao đề kháng.

ngu-du-giac-bao-ve-suc-khoe-va-nang-cao-he-mien-dich
Ngủ đủ giấc bảo vệ sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch

Cha mẹ nên tập luyện cho trẻ thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ hằng ngày. Mỗi ngày, trẻ trong độ tuổi đến trường cần ngủ đủ từ 9-12 tiếng. Trong đó, quan trọng nhất là giấc ngủ ban đêm. Thời điểm muộn nhất trẻ ngủ cần trước 22h, đảm bảo từ 23h trở đi trẻ đã ở trong trạng thái ngủ sâu giấc, tuyến yên có thể sản xuất hormone tăng trưởng thuận lợi giúp quá trình phát triển thể chất đạt hiệu quả cao.

Sử dụng sản phẩm nâng cao sức đề kháng

Nhiều sản phẩm chứa các dưỡng chất có khả năng nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật. Sản phẩm này được điều chế dưới dạng viên, siro, cốm… tùy vào đối tượng sử dụng là trẻ em hay người trưởng thành. Những sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em thường kết hợp với các sản phẩm tăng chiều cao, tăng cân. Do đó, các bạn có thể mua cho con dùng sản phẩm tăng chiều cao, tăng cân có những thành phần hỗ trợ nâng cao sức đề kháng để nhận được nhiều lợi ích khi sử dụng sản phẩm.

Những nguyên nhân làm giảm đề kháng của trẻ mà mẹ cần chú ý

Sức đề kháng có thể suy giảm do các nguyên nhân sau đây

Ô nhiễm môi trường

Môi trường sống ô nhiễm, trẻ hít phải khói bụi, hóa chất gây nhiễm bẩn phổi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy không khí bẩn sẽ làm giảm khả năng sản sinh các lympho T – tế bào bảo vệ hệ miễn dịch và lympho B – miễn dịch thể dịch, từ đó gây ra các bệnh viêm nhiễm hệ hô hấp.

Thiếu nước

Uống ít nước cũng là một yếu tố gây suy giảm sức đề kháng. Nước giúp bỏ thận loại bỏ các độc tố bên trong cơ thể, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các mầm bệnh tích tụ. Thiếu nước khiến độc tố tích lũy lại, làm giảm khả năng miễn dịch và gây nên bệnh tật.

Stress kéo dài

Căng thẳng thường xuyên khiến nồng độ hormone testosterone và estrogen bị suy giảm, dẫn đến mất thăng bằng, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó dẫn đến các bệnh về đường hô hấp.

Thiếu vitamin D

Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Vitamin D kích hoạt tế bào T (tế bào T phát hiện và tiêu diệt mầm bệnh từ bên ngoài). Nếu thiếu vitamin D sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm và nguy cơ bệnh tật. Người thiếu vitamin D sẽ có nguy cơ suy giảm sức đề kháng.

tam-nang-la-cach-bo-sung-vitamin-d-cho-co-the-hieu-qua
Tắm nắng là cách bổ sung vitamin D cho cơ thể hiệu quả

Lạm dụng kháng sinh

Kháng sinh có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc kháng sinh có thể làm cho vi khuẩn kháng khuẩn, làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

Hệ miễn dịch và tăng trưởng thể chất có mối quan hệ mật thiết. Chăm sóc hệ miễn dịch đúng cách sẽ giúp chiều cao phát triển tối đa. Do đó, hãy chú ý cải thiện hệ miễn dịch bằng cách ăn uống khoa học, vận động thể dục thể thao thường xuyên, nghỉ ngơi hợp lý. Một hệ miễn dịch khỏe sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tật đồng thời hỗ trợ chiều cao tăng trưởng hết tiềm năng.