Ở độ tuổi 20, bắt đầu chập chững trên con đường xây dựng sự nghiệp, nhiều bạn trẻ mới nhận ra tầm quan trọng của chiều cao đối với công việc và cuộc sống. Lúc này, phương pháp tăng chiều cao sau 20 tuổi có lẽ là thông tin được tìm kiếm nhiều nhất.
20 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn ?
Theo số liệu từ tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), chiều cao chuẩn của nữ giới 20 tuổi là 1,63m và nam giới là 1,77m. Nếu chiều cao của bạn bằng hoặc cao hơn con số này, chúc mừng bạn, đây sẽ là lợi thế lớn giúp bạn tự tin và có cơ hội thành công cao hơn.
Trường hợp chiều cao thấp hơn chuẩn, hãy tìm kiếm các cách để trông cao ráo hơn vì không phải tất cả mọi người đều có thể cải thiện chiều cao tự nhiên ở tuổi 20.

Sau 20 tuổi còn tăng chiều cao được không?
Nếu cân nặng có thể tăng giảm liên tục, thậm chí khác nhau ở mỗi thời điểm trong ngày thì chiều cao chỉ tăng trưởng đến một thời điểm nhất định, sau đó “dậm chân tại chỗ”. Thời điểm ngừng phát triển chiều cao có thể khác nhau ở mỗi người do sự chi phối của di truyền và thói quen sinh hoạt.
Nghiên cứu cho thấy, hầu hết chúng ta khi bước vào độ tuổi 20 đều đã ngừng cao do sự suy giảm lượng nội tiết tố tăng trưởng và nội tiết tố sinh dục, sụn tăng trưởng dần “đóng” lại. Khi lớp sụn đóng lại, xương không còn dài ra được nữa.
Mọi nỗ lực tăng chiều cao lúc này đều không còn tác dụng. Một vài trường hợp đặc biệt sụn tăng trưởng vẫn chưa “đóng” ở tuổi 20, chiều cao vẫn còn tăng lên nhưng ở mức thấp chứ không còn phát triển nhanh như giai đoạn dậy thì.
Trong thực tế, dù xương không dài ra nhưng chiều cao vẫn có sự thay đổi trong suốt ngày với biên độ từ 1-2cm. Nguyên nhân của điều này là do trong suốt cả ngày, các đĩa đệm cột sống bị nén lại khiến chiều cao giảm nhẹ. Vào ban đêm, khi chúng ta nghỉ ngơi, các đĩa đệm được thả lỏng, chiều cao có thể tăng thêm khoảng 1,5cm.
Cách duy nhất để cao lên sau 20 tuổi là phẫu thuật kéo dài xương nhưng không được chú ý quá nhiều. Dù có thể tăng chiều cao nhưng phẫu thuật kéo dài xương cũng đi kèm với rất nhiều rủi ro sức khỏe, mức chi phí lớn và cần rất nhiều thời gian để phục hồi. Do đó, không có nhiều người đủ can đảm để lựa chọn cách tăng chiều cao này.
Một số cách tăng chiều cao sau tuổi 20
Không phải ai cũng có thể tăng chiều cao sau 20 tuổi. Những giải pháp dưới đây sẽ hỗ trợ đắc lực cho những ai vẫn còn cơ hội cải thiện tầm vóc sau 20 tuổi và giúp các bạn đã “đứng chiều cao” chăm sóc hệ xương khớp và sức khỏe toàn diện hiệu quả.
Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Các bữa ăn hằng ngày đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe cũng như tâm trạng. Được ăn ngon, ăn đúng sở thích sẽ giúp chúng ta vui vẻ và thoải mái hơn, làm việc và học tập cũng hiệu quả hơn.

Thực đơn ăn uống nên có nhiều nhóm thực phẩm, đảm bảo cơ thể nhận đủ các dưỡng chất: Đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, nên kiểm soát tinh bột và chất béo ở mức vừa phải vì nếu nạp vào quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân nhanh chóng.
Đối với thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất như các loại rau củ, trái cây tươi rất có lợi cho sức khỏe, vóc dáng, sắc đẹp nên được tăng cường trong chế độ ăn uống.
Các thực phẩm có lợi cho hệ xương:
- Cá hồi
- Cá thu
- Cá mòi
- Tôm
- Cua
- Mực
- Thịt gà
- Trứng gà
- Sữa tươi
- Sữa chua
- Các loại đậu
- Các loại hạt
- Rau màu xanh đậm
Mỗi ngày nên ăn đủ 3 bữa chính sáng – trưa – tối, cùng 1-2 bữa phụ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong cả ngày đồng thời tích lũy các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng thể chất.
Ngủ đủ giấc là thiết yếu
ở độ tuổi 20, thời gian tối thiểu dành cho giấc ngủ phải đạt 7 tiếng mỗi ngày, tốt nhất nên duy trì khoảng 8 tiếng/ngày. Đây là lúc cơ thể được nghỉ ngơi sau một ngày dài học tập và lao động mệt mỏi, não bộ cũng thư giãn và sắp xếp lại các dữ kiện mới trong ngày, đảm bảo tinh thần tỉnh táo và thoải mái cho ngày hôm sau.
Đối với hệ xương, ngủ còn giúp xương sửa chữa những tổn thương trong ngày, các tế bào xương mới dưới tác động của hệ nội tiết được sản sinh thay thế cho các tế bào xương cũ đã chết.

Bên cạnh việc ngủ đủ giấc, đừng quên chuẩn bị phòng ngủ sạch sẽ và thông thoáng, điều chỉnh nhiệt độ nằm trong khoảng 25-28 độ C sẽ giúp chúng ta có được giấc ngủ ngon hơn. Không chọn đèn ngủ quá sáng, không để các tạp âm: Tiếng xe cộ, tiếng loa phát thanh, tiếng động do hoạt động sinh hoạt của những người khác tác động quá lớn đến không gian nghỉ ngơi.
Tập luyện các bài tập để duy trì sức khỏe
Vận động hằng ngày là thói quen tốt cần được duy trì nếu muốn hệ xương khớp khỏe mạnh và chiều cao vẫn tiếp tục tăng trưởng nếu sụn vẫn chưa cốt hóa hoàn toàn. Khi vận động, quá trình tích lũy khoáng chất tại xương sẽ diễn ra tốt hơn, các xương và cơ được kích thích với lực lớn có thể trở nên linh hoạt và dẻo dai, khả năng phản xạ được cải thiện đáng kể.
Tập luyện thể thao còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Tăng cường sự trao đổi chất và lưu thông khí huyết, đào thải độc tố, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Các môn thể thao có lợi cho sức khỏe xương khớp và chiều cao tuổi 20:
- Bơi lội
- Cầu lông
- Bóng rổ
- Bóng chuyền
- Bóng đá
- Đu xà
- Nhảy dây
- Đạp xe
- Chạy bộ
- Yoga
- Khiêu vũ

Tránh xa các chất kích thích gây hại
Thuốc lá, rượu, bia … đều chứa các chất kích thích gây hại cho sức khỏe và hệ xương và sức khỏe. Thành phần trong các sản phẩm này có thể làm hao hụt khoáng chất trong xương, từ đó khiến xương yếu hơn, mật độ xương giảm. Bên cạnh đó, chúng còn tấn công các cơ quan khác trong cơ thể, làm suy giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ bệnh tật. Do đó, nên tránh xa các sản phẩm này trong cuộc sống hằng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tối ưu.
Có một lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, không sa đà vào các tệ nạn xã hội, sử dụng các sản phẩm gây hại cho sức khỏe, cùng với đó là duy trì đời sống tinh thần thoải mái.
Xây dựng các thói quen tốt như ăn uống đúng giờ, đủ bữa, vận động thể thao hằng ngày, đảm bảo giấc ngủ tối ưu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đồng thời tạo nền tảng thể lực tốt, hỗ trợ phát triển chiều cao nếu bạn vẫn còn cơ hội cao lên. Hãy chủ động trong việc kiến tạo và duy trì lối sống lành mạnh mỗi ngày nhé.

20 tuổi, cơ hội để tăng chiều cao không còn nhiều. Cũng không nên đánh đổi sức khỏe để tăng chiều cao bằng cách phẫu thuật kéo dài chân vì những nguy cơ phải đối mặt là vô cùng nguy hiểm.
Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Trọng lượng cơ thể là một trong những yếu tố có tác động đến quá trình tăng trưởng và phát triển chiều cao. Nếu trọng lượng cơ thể quá khổ thì điều này sẽ kìm hãm sự phát triển của xương, từ đó gây cản trở sự phát triển của xương, làm ảnh hưởng đến quá trình tăng chiều cao của bạn
Nếu không có lợi thế về chiều cao, hãy chú ý nâng cao các kỹ năng khác của bản thân, tích cực trau dồi kiến thức, kinh nghiệm để có được tương lai tươi sáng hơn. Chúc các bạn vui vẻ và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
- Tin liên quan: 20 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?