Bộ môn boxing đã và đang trở thành bài tập thể dục được nhiều trẻ em và thanh thiếu niên ưa chuộng hiện nay, nhất là nam giới. Nhiều cha mẹ lo lắng không biết phương pháp tập boxing có ảnh hưởng đến chiều cao không. Nhằm giúp các phụ huynh hiểu rõ hơn về bộ môn thể dục này cũng như tập thế nào để đảm bảo khả năng phát triển chiều cao thuận lợi, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin khoa học về tập boxing sau đây.
Khái niệm tập boxing
Tập boxing là một loại hình thể dục kết hợp võ thuật. Boxing bao gồm hàng loạt các kỹ thuật đấm, đá và phòng thủ được thực hiện trên một võ đài hoặc buổi tập luyện chung. Boxing được coi là một môn thể thao hoặc một hình thức tập luyện võ thuật và thể dục. Khi tập boxing, bạn cần sử dụng các đòn đấm bằng tay, đá bằng chân để tấn công và phòng thủ.
Các kỹ thuật cơ bản của boxing bao gồm: Cross (đấm ngang), hook (đấm gạt), jab (đấm tiên), uppercut (đấm từ dưới lên), roundhouse kick (đá quay), front kick (đá bằng chân trước), side kick (đá bên). Boxing không chỉ tập trung vào rèn luyện thể lực và sức mạnh, mà còn đòi hỏi kỹ thuật, tốc độ, linh hoạt, và sự phản xạ. Boxing có thể được tập luyện như một hoạt động giải trí, một phương pháp rèn luyện thể thao, hoặc thậm chí là một môn thi đấu chuyên nghiệp.

Tập boxing có ảnh hưởng đến chiều cao không?
Chiều cao của trẻ chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố dinh dưỡng, thói quen tập luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi, sinh hoạt hằng ngày, môi trường sống… Tuy nhiên, nếu trẻ học boxing đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích phát triển thể chất tổng thể, bao gồm phát triển cơ bắp và rèn luyện cơ thể cân đối. Đây là những hiệu quả có ích cho quá trình tăng trưởng của xương, kéo theo sự cải thiện về chiều cao.
Dù vậy, trẻ cũng có thể đối mặt với những tổn thương xương khớp nếu tập boxing sai cách, gây cản trở chiều cao. Những trường hợp này chủ yếu đến từ các lý do sau:
- Tập boxing sai kỹ thuật, thiếu sự hướng dẫn và giám sát của huấn luyện viên.
- Cường độ tập luyện quá nặng, vượt quá khả năng của trẻ hiện tại.
- Không có kế hoạch cụ thể, thiếu bám sát mục tiêu thúc đẩy phát triển xương khớp.
- Không khởi động trước khi tập có thể dẫn đến chấn thương.
Tập boxing mấy lần 1 tuần để tăng chiều cao?
Tập boxing là một hình thức vận động có cường độ cao, do đó, tần suất tập luyện cho trẻ cần đảm bảo phù hợp với độ tuổi, tình trạng cơ thể, khả năng hiện tại. Qua đó, những trẻ khỏe mạnh có thể duy trì tập boxing 4 – 5 lần/tuần với thời gian tập mỗi buổi khoảng 30 phút. Những trẻ có sức khỏe kém hơn nên tập khoảng 2 – 3 lần/tuần, thời gian còn lại có thể tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng khác.
Để tăng chiều cao tốt hơn, ngoài cho trẻ tập boxing đúng với sở thích, tập đúng cách thì phụ huynh cũng cần ghi nhớ những điều sau:

Kết hợp các bài tập vận động khác
Đối với lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, trẻ không nên tập boxing hằng ngày bởi tính chất bài tập quá nặng để thực hiện liên tục mỗi ngày. Để hoàn thành mục tiêu tập luyện trong tuần để thúc đẩy phát triển xương khớp, trẻ nên kết hợp thêm với các bài tập khác ngoài thời gian tập boxing. Những hình thức vận động tốt cho chiều cao có thể kể đến: Đạp xe, đu xà, chạy bộ, tập yoga, nhảy dây, bơi lội, chơi cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền…
Đầu tư vào dinh dưỡng hằng ngày
Dinh dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng nhất để trẻ phát triển chiều cao thuận lợi và hết tiềm năng. Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất và cân bằng hàm lượng cũng cung cấp năng lượng cho trẻ tập thể dục đạt hiệu suất cao. Đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất là những nhóm chất trẻ cần được đảm bảo bổ sung mỗi ngày. Trong đó, canxi, collagen, protein, vitamin D, vitamin K, magie, kẽm, phốt pho… là những dưỡng chất tham gia vào sự phát triển xương.
Các bữa ăn nên được xây dựng thực đơn rõ ràng, đa dạng và tăng cường thực phẩm lành mạnh vừa để tăng khẩu vị ăn uống, vừa tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến một số loại thực phẩm như: Cá, tôm, cua, nghêu, ốc, hến, rau cải bó xôi, bông cải xanh, cải xoăn, trứng, thịt gà, thịt bò, ngũ cốc, sữa, sữa chua, hạnh nhân, phô mai, đậu nành…

Cho trẻ đi ngủ đúng giờ
Đảm bảo giấc ngủ đủ về thời lượng và chất lượng là điều cha mẹ cần lưu ý nếu muốn trẻ có tốc độ tăng trưởng tốt hơn và tỉnh táo vận động mỗi ngày. Thời điểm cơ thể sản xuất nội tiết tố tăng trưởng là từ 23h – 1h, do đó, trẻ nên bắt đầu đi ngủ từ 21h – 22h để dễ dàng đạt sâu giấc vào khung giờ này. Nhờ đó mà nội tiết tố tăng trưởng tiết ra nhiều hơn, cơ thể trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng lành mạnh hơn, xương được thư giãn tối đa để phát triển mạnh mẽ.
Phơi nắng đúng cách mỗi ngày
Ánh nắng mặt trời khi tiếp xúc với da sẽ tạo ra những phản ứng sinh hóa nhất định để tổng hợp một lượng vitamin D dưới da, phần lớn là vitamin D3. Đây là dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho hiệu quả hơn, nuôi dưỡng xương tốt hơn. Nhờ vậy mà cơ thể trẻ tránh được tình trạng dư thừa canxi gây hại cho thận. Phơi nắng đúng cách vào trước 9h sáng và sau 3h chiều, mỗi lần phơi nắng diễn ra khoảng 15 – 20 phút. Trẻ có thể vận động nhẹ nhàng vào lúc này để tăng cường hiệu quả bù đắp vitamin D.
Đảm bảo sinh hoạt lành mạnh
Thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương. Hãy tập cho trẻ duy trì các thói quen lành mạnh như sau:
- Luôn giữ đúng tư thế khi đi, đứng, ngồi và nằm để đảm bảo sức khỏe cơ xương khớp.
- Tránh xa các loại chất kích thích như khói thuốc lá, thuốc lá, rượu, bia….
- Hạn chế tối đa việc ăn uống các loại thức ăn nhanh, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn…
Quản lý tốt về cân nặng
Cân nặng của trẻ có liên quan đến khả năng phát triển của xương. Trẻ nên được kiểm soát về cân nặng và đảm bảo trọng lượng cơ thể phù hợp với chiều cao hiện tại để tạo ra thân hình cân đối. Để điều chỉnh tốt cân nặng, hãy thử áp dụng cách chia nhỏ bữa ăn. Điều này giúp trẻ giảm bớt lượng calo nạp vào một lần, giúp quá trình đốt cháy calo trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, trẻ cần ăn uống cân bằng, tập luyện mỗi ngày để đảm bảo năng lượng phù hợp.
Sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ
Phương pháp chăm sóc sức khỏe đang được ưa chuộng hiện nay cho cả trẻ em và người lớn chính là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK). Bạn có thể hiểu đây là các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, giúp cơ thể bù đắp các dưỡng chất có thể bị thiếu hụt do không đảm bảo vấn đề chế biến/bảo quản hoặc cơ địa trẻ kém hấp thu.

Các loại TPBVSK hỗ trợ tăng chiều cao giúp trẻ đảm bảo được vấn đề dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương. Nhờ đó mà trẻ tăng tốc độ tăng trưởng đúng tiềm năng. Những sản phẩm uy tín, chất lượng còn góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể, cung cấp năng lượng đáng kể cho trẻ vận động tốt hơn.
Lưu ý khi cho trẻ tập boxing
- Độ tuổi phù hợp: Trẻ từ khoảng 8 – 10 tuổi trở lên có thể bắt đầu học về boxing và luyện tập từ cơ bản đến nâng cao. Ở độ tuổi này, cấu trúc xương của trẻ đã có những hoàn thiện nhất định để tham gia tập boxing vốn có cường độ cao.
- An toàn là ưu tiên hàng đầu: Các phụ huynh cần đảm bảo rằng trẻ được trang bị đồ bảo hộ phù hợp như găng tay boxing, mũ bảo hiểm và băng cổ. Phụ huynh và huấn luyện viên nên hướng dẫn trẻ về quy tắc an toàn và tập đúng kỹ thuật để tránh chấn thương không mong muốn.
- Không gian tập luyện đạt chuẩn: Môi trường tập luyện cần đúng với quy tắc boxing và được hướng dẫn bởi một huấn luyện viên có kinh nghiệm và giàu chuyên môn. Địa điểm tập luyện nên có trang thiết bị và sàn đúng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cường độ tập luyện vừa phải: Không nên cho trẻ tập luyện quá mức hoặc để trẻ tập boxing cấp độ khó ngoài khả năng đảm nhận. Điều này có thể gây chấn thương và làm trẻ giảm hứng thú với bộ môn boxing. Phụ huynh có thể cùng huấn luyện viên lên kế hoạch tập luyện phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ.
- Được giám sát bởi huấn luyện viên: Sự giám sát và hướng dẫn của huấn luyện viên boxing giúp đảm bảo an toàn và sự hỗ trợ cho trẻ khi cần thiết.
- Sức khỏe và y tế: Trước khi trẻ tham gia tập boxing, hãy đảm bảo rằng trẻ có sức khỏe tốt và không có vấn đề y tế nghiêm trọng. Nếu trẻ có bất kỳ vấn đề về sức khỏe hay chấn thương trước đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ tham gia tập luyện boxing.
Cha mẹ nhớ rằng việc tập luyện boxing của trẻ nên được xem là một hoạt động giải trí và rèn luyện sức khỏe, không nên tạo áp lực. Quan trọng nhất là hãy đảm bảo an toàn và sự thoải mái của trẻ trong quá trình tập luyện để phát huy tốt công dụng phát triển xương khớp và nâng cao sức khỏe.
Một số lợi ích khác của tập boxing đối với sức khỏe

Nâng cao sức bền và sức mạnh tổng thể
Boxing đòi hỏi một lượng lớn năng lượng và sự chịu đựng của người tập. Thông qua việc rèn luyện, trẻ có thể nâng cao sức bền, đồng thời tăng cường khả năng hồi phục nhanh sau những hoạt động vận động cường độ cao. Ngoài ra, sức khỏe tổng thể cũng được nâng cao nhờ tác dụng cải thiện hoạt động hô hấp, tim mạch, tiêu hóa…
Tăng cường sức khỏe cơ xương khớp
Boxing là một môn thể thao toàn diện, yêu cầu sử dụng hầu hết các nhóm cơ trong cơ thể. Qua các động tác đấm, đá và bài tập chống đỡ, trẻ có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp và phát triển săn chắc. Ngoài ra, sự rèn luyện xương khớp trong quá trình tập boxing sẽ giúp trẻ tăng cường sức khỏe ở cơ quan quan trọng này. Xương khớp chắc khỏe là điều kiện để trẻ dễ dàng tham gia các hoạt động thể chất thường ngày.
Tăng khả năng linh hoạt
Các động tác trong boxing đòi hỏi sự linh hoạt và cân bằng của toàn bộ cơ thể. Bằng cách luyện tập thường xuyên, trẻ có thể cải thiện khả năng điều chỉnh cơ thể, tăng cường sự cân bằng và linh hoạt. Như vậy, trẻ dễ dàng kiểm soát hành động không chỉ trong thể dục thể thao mà cả trong cuộc sống thường ngày.
Giảm căng thẳng
Tập boxing có thể là một phương pháp giảm căng thẳng và áp lực hiệu quả. Việc tập trung vào các kỹ thuật và chuyển động góp phần giúp trẻ giải tỏa cảm xúc tiêu cực và cải thiện tâm trạng. Ngoài giờ học, trẻ tham gia tập boxing giúp giảm đáng kể các áp lực học tập.
Đốt cháy calo để giảm cân
Boxing là một hoạt động thể chất có cường độ cao, giúp đốt cháy lượng calo lớn trong quá trình tập luyện. Tập boxing thường xuyên và đúng cách giúp trẻ giảm cân, duy trì vóc dáng và tăng cường sự phục hồi sau tập luyện. Để có hiệu quả điều chỉnh cân nặng tốt hơn, trẻ cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh.

Cải thiện khả năng tập trung
Boxing đòi hỏi sự tập trung cao độ khi thực hiện các động tác và kỹ thuật. Qua đó, trẻ cải thiện khả năng tập trung và tăng cường sự tự tin nhờ vào sự tiến bộ trong suốt quá trình tập luyện. Boxing không chỉ là một môn thể thao, mà còn là một kỹ năng tự bảo vệ. Trẻ có thể nâng cao khả năng tự bảo vệ cá nhân và học được các kỹ thuật tự vệ cơ bản.
Tập boxing vừa là một hoạt động giải trí, vừa rèn luyện sức khỏe và thậm chí có thể là môn thể thao thi đấu chuyên nghiệp. Nếu trẻ có đam mê với bộ môn boxing, phụ huynh hãy tạo điều kiện tốt nhất để con tham gia, lưu ý dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên. Ngoài ra, trẻ cần tạo thói quen ăn uống khoa học, kết hợp thêm các bài tập vận động khác, đi ngủ đúng giờ và sinh hoạt lành mạnh để có cơ hội cao lớn hết tiềm năng.
- Tin liên quan: So sánh TPBVSK NuBest Tall và TruHeight