Thường ta chỉ nghe đến vitamin K, ít khi chúng ta tìm hiểu về vitamin K2. Vitamin này là một loại vitamin hiếm trong chế độ ăn uống và không nhận được nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu, vitamin K2 đã được đánh giá là cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng và duy trì sức khỏe xương, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Hãy cùng trang web Debametulam tìm hiểu về vitamin K2 và các loại thực phẩm giàu vitamin K2 giúp tăng chiều cao hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.
Vitamin K2 là gì?
Vitamin K2 còn có tên gọi khác là Menaquinone, là một nhóm của vitamin K. Vitamin K2 được chia thành nhiều nhánh khác nhau từ MK4 đến MK13 dựa vào độ dài chuỗi bên của chúng. Trong đó, nhánh được sử dụng phổ biến nhất là MK4 và MK7.
Vitamin K2 đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, trong đó có liên quan đến quá trình đông máu và cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Một số nghiên cứu đã cho thấy, cơ thể hấp thấp vitamin K2 cao gấp 10 lần so với vitamin K1.

Vitamin K2 có ở đâu?
Vitamin K2 được tìm thấy trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, sữa và các loại thực phẩm lên men. Ngoài ra, vi khuẩn trong ruột cũng có thể tổng hợp vitamin K1 thành vitamin K2.
Bên trong cơ thể, vitamin K2 thường xuất hiện với nồng độ cao trong não và thận.
Vitamin K2 có vai trò thế nào với cơ thể?
Bên cạnh vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và chữa lành vết thương, vitamin K2 còn mang lại một sống lợi ích sức khỏe khác như:
Có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim
Vitamin K2 có thể làm giảm nguy cơ tổn thương tim mạch và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể. Theo nghiên cứu, vitamin K2 kích hoạt một loại protein ngăn chặn sự lắng đọng Canxi trong các động mạch xung quanh tim.
Một nghiên cứu khác được thực hiện trong gần 10 năm cũng cho thấy, những người có lượng vitamin K2 hấp thụ cao thường có khả năng bị vôi hóa động mạch thấp hơn 52% và có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 57%.
Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng, với những người hấp thụ một lượng 10mcg vitamin K2 mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh tim có thể giảm 9%.
Hỗ trợ sức khỏe răng miệng
Osteocalcin là một trong những protein đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Đây cũng là loại protein quan trọng đối với sự trao đổi chất của xương và được kích hoạt bởi vitamin K2.
Theo nghiên cứu, loại protein này kích hoạt cơ chế kích thích sự phát triển của ngà răng mới là mô vôi hóa bên dưới men răng. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, vitamin K2 cũng sẽ ảnh hưởng tích cực đến răng miệng như vậy.
Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực nghiệm trên người để kiểm chứng điều này. Bởi lẽ, kết quả này dựa trên nghiên cứu ở động vật và vai trò của vitamin K2 trong quá trình chuyển hóa xương.

Giảm nguy cơ bị ung thư
Vitamin K2 có đặc tính chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Ngoài ra, các phát hiện còn cho thấy, vitamin K2 có thể ngăn chặn quá trình di truyền dẫn đến sự phát triển của khối u.
Một vài nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy rằng vitamin K2 có thể làm giảm sự tái phát của ung thư gan. Ngoài ra, một số nghiên cứu quan sát ở 11.000 nam giới cũng cho thấy lượng vitamin K2 cao có liên quan đến việc giảm 63% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Lo lắng và trầm cảm
Một nghiên cứu năm 2016 đã điều tra tác động của vitamin K2 đối với những con chuột mắc hội chứng chuyển hóa, có mức đường huyết cao và có các biểu hiện tâm lý như lo lắng, trầm cảm. Những người sử dụng vitamin K để điều trị liên tục trong 10 tuần đã bình thường hóa đường huyết và giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Tuy nhiên, khả năng cải thiện trí nhớ ở chuột vẫn chưa có kết quả.
Vitamin K2 có giúp tăng chiều cao hay không?
Vitamin K2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa Canxi – khoáng chất chính trong cấu tạo của xương. Vitamin K2 thúc đẩy mật độ khoáng chất trong xương bằng cách kích hoạt các hoạt động liên kết canxi của hai loại protein là GLA và osteocalcin, từ đó giúp hình thành và duy trì xương chắc khỏe.
Bên cạnh đó, có không ít nghiên cứu còn chỉ ra vitamin K2 có thể cung cấp nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe của xương. Một nghiên cứu kéo dài 3 năm trên 244 phụ nữ sau mãn kinh cho thấy tình trạng giảm mật độ khoáng xương do tuổi tác ở những người bổ sung vitamin K2 chậm hơn so với nhóm còn lại.

Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang thiếu vitamin K2
Các dấu hiệu đầu tiên của sự thiếu hụt vitamin K2 là các vấn đề về tập trung và thiếu động lực.
Vì vitamin K chịu trách nhiệm cho quá trình đông máu, sự thiếu hụt vitamin K2 biểu hiện trong việc chảy máu rất nhiều ở các vết thương.
Thiếu vitamin K2 cũng dễ nhận thấy thông qua chảy máu cam, chảy máu niêm mạc và vết bầm tím. Trong trường hợp thiếu vitamin K2, vết bầm tím có thể xuất hiện dù chỉ bị tác động nhẹ.
Nếu vết thương mất một thời gian dài để chữa lành, đó cũng có thể là một triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin K2. Một triệu chứng khác của sự thiếu hụt vitamin K2 có thể là xương giòn, vì vitamin K cũng chịu trách nhiệm duy trì xương.
Vitamin K2 thừa có sao hay không?
Thiếu vitamin K2 có thể làm ảnh hưởng đến một số chức năng trong cơ thể không có nghĩa là việc dư thừa vitamin K2 là điều tốt! Việc dư thừa vitamin K có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của những người đang trong quá trình điều trị bệnh thận.
Ngoài ra, vitamin K không có hiệu quả để điều trị các vấn đề đông máu do bệnh gan nặng gây ra. Trên thực tế, liều lượng cao vitamin K có thể làm cho vấn đề đông máu trở nên tồi tệ hơn ở những người này.
Vitamin K2 bổ sung bằng cách nào?
Bạn có thể bổ sung vitamin K2 cho cơ thể bằng 2 nguồn: Thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm hỗ trợ (vitamin tổng hợp).
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ
Nhiều loại vitamin tổng hợp trên thị trường hiện nay có chứa cả hai dạng vitamin K. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua sản phẩm bổ sung vitamin K độc lập và kết hợp với các chất dinh dưỡng khác.
Vitamin K2 thường tồn tại trong thực phẩm chức năng dưới dạng MK4 hoặc MK7. Có một điều cần chú ý khi sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin K2 chính là vi chất này có thể tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc làm loãng máu. Vì vậy, khi bạn đang dùng thuốc để điều trị bệnh, nếu muốn bổ sung vitamin K2 hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ phụ trách.
Thực phẩm tự nhiên trong bữa ăn
Vi khuẩn trong đường ruột cũng có thể hoạt động chuyển đổi vitamin K1 thành vitamin K2. Ngoài ra, bởi vì nó là chất béo hòa tan, thịt nội tạng và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo chứa một lượng khá lớn vitamin K2.
Vitamin K2 có trong các loại thực phẩm nào?
Tám loại thực phẩm giàu vitamin K2 dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn đạt được sự cân bằng vi chất này thông qua chế độ ăn uống.
Natto
Natto là một món ăn Nhật Bản được làm từ đậu nành lên men. Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và là nguồn cung cấp vitamin K2 dồi dào nhất hiện có. Một khẩu phần 100 gram chứa 108 microgram vitamin K2, cao hơn gấp đôi so với lượng khuyến nghị.
Cá chình
Mặc dù hầu hết các nguồn vitamin K2 đều có nguồn gốc từ động vật nhưng cá chình là một “ứng cử viên sáng giá”. Có 63 microgram vitamin K2 trong khẩu phần 100 gram cá chình, đáp ứng mức khuyến nghị của bạn trong ngày.
Phô mai
Phô mai cũng là một trong những nguồn cung cấp vitamin K2 tốt nhất cùng với nhiều dưỡng chất khác như Canxi, vitamin A và chất đạm. Thế nhưng, chế phẩm từ sữa này cũng rất giàu chất béo bão hòa và calo nên bạn chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa đủ để không làm ảnh hưởng đến cân nặng. Hàm lượng vitamin K2 có sự chênh lệch ở mỗi loại.
Lòng đỏ trứng
Theo Nubesttall.vn thì một lòng đỏ trứng có thể chứa từ 67 – 192 microgram vitamin K2. Tuy nhiên, hàm lượng này còn phụ thuộc vào chế độ ăn của gà mái. Gà được nuôi dưỡng với chế độ ăn được tăng cường vitamin K có khả năng cung cấp vitamin K hơn gà được nuôi với chế độ ăn ngô hoặc đậu nành.

Gan bò
Nếu muốn bổ sung vitamin K2, gan bò cũng là một sự lựa chọn lý tưởng trong bữa ăn hàng ngày. Theo ước tính, một khẩu phần 100g gan bò có chứa khoảng 11 microgram vitamin K2 và một số dưỡng chất có lợi khác.
Thịt gà
Với 100g thịt gà, bạn có thể bổ sung cho cơ thể 10 microgram vitamin K2, cao gấp 5 – 10 lần so với thịt bò hoặc thịt heo.
Bơ
Với một muỗng canh bơ, bạn có thể đáp ứng cho cơ thể 2.1 microgram vitamin K2. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo và calo trong cùng khẩu phần bơ này cũng khá lớn, do đó bạn cần chú ý sử dụng khoa học để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dưa cải bắp
Dưa cải bắp là loại cải bắp được lên men, có vị chua đặc trưng. Cũng giống như Natto, quá trình lên men này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, thúc đẩy tiêu hóa đường ruột và tăng cường miễn dịch. Mỗi chén cải bắp cung cấp cho cơ thể khoảng 2.75 microgram vitamin K2.
Vitamin K2 khi bổ sung cần lưu ý những gì?
Khi bổ sung vitamin K2 cho cơ thể, điều quan trọng nhất bạn cần chú ý chính là khả năng tương tác với các loại thuốc khác của vitamin K2. Do đó, trong thời gian sử dụng thuốc và muốn bổ sung vitamin K2, bạn nên hỏi thăm ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý bổ sung một lượng vitamin K2 vừa đủ để tránh các tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất này làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Vitamin K2 và một số câu hỏi liên quan
Để bổ sung vitamin K2 hiệu quả và không gây hại cho sức khỏe, bạn hãy tìm hiểu kỹ về các thông tin liên quan đến vi chất này.
Vitamin K2 hàm lượng khuyến nghị mỗi ngày là bao nhiêu?
Không có khuyến nghị cụ thể cho vitamin K2. Theo Văn phòng Bổ sung chế độ ăn uống (ODS), nam giới trưởng thành nên bổ sung 120 mcg vitamin K mỗi ngày và nữ giới trưởng thành là 90 mcg. Hàm lượng vitamin K2 cần bổ sung mỗi ngày theo từng độ tuổi được gợi ý dưới đây:
- Sơ sinh – 6 tháng tuổi: 2mcg
- 7 – 12 tháng tuổi: 2.5 mcg
- 1 – 3 tuổi: 30 mcg
- 4 – 8 tuổi: 55 mcg
- 9 – 13 tuổi: 60 mcg
- 14 – 18 tuổi: 75 mcg
- Trên 19 tuổi: 120 mcg (nam), 90 mcg (nữ).
Các loại thuốc nào tương tác với vitamin K2?
Nếu bạn hiện đang được điều trị bằng bất kỳ loại thuốc nào sau đây, bạn không nên dùng vitamin K nếu không có sự chỉ định, hướng dẫn của các bác sĩ.

Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh, đặc biệt là nhóm cephalosporin có thể làm giảm sự hấp thụ vitamin K trong cơ thể. Những loại thuốc này không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà cả vi khuẩn có lợi, kích hoạt vitamin K.
Cephalosporin bao gồm: Cefamandole (Mandol), Cefoperazone (Cefobid), Cefmetazole (Zefazone), Cefotetan (Cefotan).
Phenytoin (Dilantin)
Phenytoin cản trở cơ thể sử dụng vitamin K. Dùng thuốc chống co giật (như phenytoin) trong khi mang thai hoặc trong khi cho con bú có thể làm cạn kiệt vitamin K ở trẻ sơ sinh.
Warfarin (Coumadin)
Vitamin K làm giảm tác dụng của thuốc làm loãng máu warfarin, khiến thuốc không hiệu quả. Không nên uống vitamin K khi đang dùng warfarin và nên tránh các thực phẩm có chứa nhiều vitamin K.
Thuốc cô lập axit mật
Những loại thuốc này được sử dụng để giảm cholesterol, giảm sự hấp thụ tổng thể của chất béo trong chế độ ăn uống và cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ các vitamin có đặc tính tan trong chất béo. Nếu bạn dùng một trong những loại thuốc này Cholestyramine (Questran), Colestipol (Colestid), Colsevelam (Welchol),… bác sĩ có thể đề nghị bổ sung vitamin K.
Vitamin K, đặc biệt là K2 mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có chức năng thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của xương – một điều kiện quan trọng để chiều cao phát triển tối ưu. Thiếu hụt hoặc dư thừa vitamin K có thể gây bất lợi cho sự phát triển, do đó bạn nên bổ sung một lượng vừa đủ như khuyến nghị để phát triển khỏe mạnh.
- Tin liên quan: Top 13 bài tập yoga tăng chiều cao trước khi ngủ hiệu quả