Trẻ 8 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn?

Chiều cao chuẩn của trẻ 8 tuổi cho thấy kết quả nuôi dưỡng của cha mẹ cũng như tình hình phát triển thể chất của trẻ. Nắm được các chỉ số này giúp cha mẹ sớm lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho con yêu sớm đạt chuẩn chiều cao. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu về chiều cao chuẩn của trẻ 8 tuổi nhé

Chiều cao là yếu tố quan trọng quyết định ngoại hình của một người. Không đợi đến khi trưởng thành, chiều cao cố định mới bắt đầu tìm cách cải thiện, cha mẹ nên theo dõi thường xuyên để đầu tư đầy đủ cho con. Đối với trẻ 8 tuổi, chiều cao chuẩn được thể hiện như thế nào? Cha mẹ cần có kế hoạch chăm sóc ra sao để con phát triển toàn diện? Cùng tham khảo chi tiết qua bài viết sau đây của Debametulam nhé

Trẻ 8 tuổi có chiều cao trung bình bao nhiêu?

Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có chiều cao khác nhau, thể hiện lộ trình tăng trưởng riêng. Tùy vào chế độ dinh dưỡng, thói quen vận động, nghỉ ngơi cũng như môi trường sống mà mức chiều cao có thể khác nhau giữa những trẻ cùng tuổi. Chiều cao trung bình của trẻ 8 tuổi là 128,2cm (nữ) và 128cm (nam).

chieu-cao-chuan-cua-tre-8-tuoi
Chiều cao chuẩn của trẻ 8 tuổi giúp mẹ theo dõi tình hình cơ thể của con

Kết quả chiều cao này thể hiện mức trung bình mà trẻ cần đạt được khi ở độ tuổi này. Đối với cha mẹ có con ở tuổi lên 8, cần theo dõi sát sao chiều cao và cân nặng để hiểu rõ về tình hình cơ thể. Nếu con yêu của bạn chưa đạt chiều cao này, hãy nhanh chóng thay đổi phương pháp chăm sóc hiện tại để sớm có chuyển biến tích cực nhé.

Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ 8 tuổi tăng chiều cao

Cơ thể trẻ 8 tuổi cần được cung cấp đủ các nhóm chất: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để có đủ điều kiện phát triển. Trong đó, những dưỡng chất tham gia nuôi dưỡng xương và thúc đẩy tăng trưởng cần được chú ý: Canxi, collagen type 2, vitamin D, vitamin K, magie, phốt pho, kali, kẽm, sắt…

dinh-duong-giup-tang-chieu-cao-cho-tre-8-tuoi
Trẻ cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng trưởng tối ưu

Với trẻ 8 tuổi, các loại chất này có thể bổ sung bằng thực phẩm trong ăn uống hằng ngày. Cha mẹ có thể tham khảo một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng dưới đây và sắp xếp hợp lý trong thực đơn:

  • Các loại cá: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, cá mòi…
  • Hải sản: Tôm cua, ngao, sò, hàu…
  • Rau xanh: Rau bina, cải xoăn, bông cải xanh…
  • Đậu nành, đậu lăng
  • Hạnh nhân, hạt óc chó, mắc-ca…
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Chuối, bơ, trái cây họ cam…
  • Trứng
  • Thịt gà

Kế hoạch tập luyện phát triển chiều cao cho trẻ 8 tuổi

Trẻ muốn tăng chiều cao cần duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày bởi đây là yếu tố quan trọng quyết định 20% khả năng tăng chiều cao. Cha mẹ nên khuyến khích con tập thể dục hằng ngày với các bài tập phù hợp với lứa tuổi lên 8 như đạp xe, chạy bộ, đi bộ, bật nhảy, kéo giãn cơ…

Ngoài ra, trẻ đã có thể học thêm cách chơi một số môn thể thao đúng với sở thích như bơi lội, cầu lông, bóng rổ, bóng bàn… 30 – 45 phút tập luyện/ngày là thời gian lý tưởng để rèn luyện xương khớp, nâng cao sức khỏe. Việc tập luyện có thể kết hợp một cách linh hoạt giữa các bài tập, cha mẹ lưu ý không để trẻ tập quá sức, uống đủ nước trong và sau khi tập để tái tạo năng lượng.

tap-luyen-giup-tang-chieu-cao-cho-tre-8-tuoi
Đạp xe giúp xương kéo giãn và tăng chiều cao nhanh chóng

Thực hư chuyện sữa giúp trẻ 8 tuổi tăng chiều cao

Có nhiều cha mẹ tin rằng chỉ cần cho trẻ uống nhiều sữa là có thể đạt được chiều cao như mong muốn. Trên thực tế, sữa chỉ là một trong những loại thực phẩm được khuyên dùng. Bản chất canxi trong sữa sau quá trình xử lý không còn giữ được liều lượng như ban đầu. Do vậy, sữa không phải giải pháp bổ sung duy nhất nếu muốn tăng chiều cao cho trẻ.

Một số loại sữa có chứa đạm động vật khi vào cơ thể có khả năng làm giảm lượng canxi dự trữ, dẫn đến thiếu hụt loại dưỡng chất quan trọng này. Nhu cầu canxi được khuyến nghị cho trẻ 8 tuổi là 700mg/ngày, nếu trẻ uống quá nhiều sữa, cơ thể trẻ chỉ có thể bổ sung canxi mà thiếu đi những chất bổ trợ quan trọng. Theo thời gian, canxi không hấp thụ hoàn toàn mà bị lắng đọng, gây ra những bệnh liên quan đến thận.

7 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ 8 tuổi

Gen di truyền

Chiều cao của trẻ 8 tuổi chịu 23% ảnh hưởng từ gen di truyền của cha mẹ. Tuy nhiên, những cha mẹ có chiều cao khiêm tốn không nên quá lo lắng vì đây không phải tất cả. Chiều cao của con còn có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực nếu được chăm sóc đầy đủ, khoa học và phù hợp.

Yếu tố dinh dưỡng

Dinh dưỡng tác động khoảng 32% khả năng phát triển chiều cao của trẻ. Nếu con yêu được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm chất phục vụ quá trình tăng trưởng, con có điều kiện tăng chiều cao tốt hơn. Ngược lại những trẻ không ăn uống đủ chất sẽ còi cọc, trẻ 8 tuổi là độ tuổi dễ bị suy dinh dưỡng, cản trở sự phát triển ở xương.

Thói quen vận động

20% chiều cao của trẻ chịu tác động bởi thói quen vận động hằng ngày. Những trẻ chăm chỉ tập thể dục, chơi thể thao sẽ khỏe mạnh hơn trẻ lười vận động. Đồng thời, các động tác/tư thế tập luyện được thực hiện thường xuyên sẽ kích thích kéo giãn xương, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng chiều cao.

van-dong-giup-tre-cai-thien-chieu-cao
Những trẻ chăm vận động có cơ hội phát triển chiều cao tốt hơn

Giấc ngủ

Theo chuyên gia Nguyễn Hoàng – admin của website Lamsaodecao.com chia sẻ: “Hơn 90% sự phát triển của xương diễn ra khi trẻ ngủ vào buổi tối, ở trạng thái sâu giấc, tuyến yên cũng tiết ra lượng hormone tăng trưởng nhiều nhất trong ngày. Đây là thời điểm cơ thể tiến hành những hoạt động quan trọng như trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, đào thải độc tố.”

Trẻ ngủ ngon mỗi tối, đảm bảo 9 – 10 tiếng/ngày có năng lượng đủ hoạt động cho ngày mới, tâm lý thoải mái để hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Ngược lại, trẻ thức khuya, ngủ chập chờn sẽ mệt mỏi, uể oải, không có sức lực hoạt động, ăn uống kém ngon miệng… vô tình kìm hãm xương. Như vậy, việc chăm sóc giấc ngủ rất quan trọng hỗ trợ trẻ tăng trưởng chiều cao thuận lợi.

Tình trạng cơ thể

Các tình trạng bệnh lý, thể trạng của trẻ ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận dinh dưỡng, vận động và cả thời gian nghỉ ngơi của trẻ. Trẻ có sức đề kháng kém dễ chịu tác động từ các tác nhân gây bệnh bên ngoài, cơ thể không khỏe mạnh khó phát triển tối ưu.

Bên cạnh đó, những trẻ bị thừa cân, béo phì có lượng mỡ thừa đè ép lên xương, kìm hãm xương tăng trưởng, hạn chế phạm vi hoạt động. Trẻ thiếu cân có thể trạng yếu, gặp khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng, thiếu năng lượng tập luyện nên khả năng tăng chiều cao cũng không cao. Nếu muốn cải thiện tốc độ tăng trưởng, cha mẹ cần lưu ý về mức cân nặng hợp lý, đồng thời nâng cao hệ thống miễn dịch cho trẻ.

Môi trường sống

Môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn là tác nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm. Đặc biệt với cơ thể trẻ 8 tuổi chưa thực sự hoàn thiện, khí hậu, nước, không khí rất dễ tác động. Thể trạng kém, trẻ thường xuyên bệnh tật khó phát triển thể chất toàn diện. Môi trường trong lành giúp tinh thần trẻ thoải mái, đầu óc thông thoáng, ăn uống ngon miệng hơn, đảm bảo điều kiện tăng chiều cao.

Dậy thì

Thông thường, tuổi dậy thì diễn ra ở nữ giới từ khoảng 10 – 11 tuổi, đối với nam giới muộn hơn khoảng 11 – 12 tuổi. Một số trường hợp diễn ra sớm so với lộ trình bình thường sẽ dẫn đến một số vấn đề. Đôi khi, ở thời gian cuối của năm thứ 8, trẻ đã có thể xuất hiện dấu hiệu dậy thì.

Dậy thì sớm làm trẻ tăng chiều cao mạnh mẽ trong 1 – 2 năm, sau đó chiều cao ngừng hẳn. Do đó, những trẻ dậy thì sớm thường không có chiều cao như bạn bè cùng trang lứa. Cha mẹ cần tận dụng thời gian dậy thì để áp dụng các phương pháp cải thiện chiều cao nhằm giúp con cao hết tiềm năng.

8 tuổi là độ tuổi chuẩn bị bước vào giai đoạn dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về mặt ngoại hình, đặc biệt là chiều cao. Cha mẹ cần theo dõi chỉ số chiều cao, cân nặng của con và kiểm tra với mức chuẩn để chắc chắn rằng con yêu vẫn đang phát triển tốt. Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng mà chúng tôi vừa chia sẻ, tin rằng mẹ sẽ có kế hoạch tối ưu giúp con sở hữu chiều cao lý tưởng khi trưởng thành.