Trẻ bị còi xương có ảnh hưởng xấu đến chiều cao của trẻ hay không?

Còi xương là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ em, khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, trẻ bị còi xương có ảnh hưởng xấu đến chiều cao của trẻ hay không là vấn đề các bậc cha mẹ đang trăn trở. Bài viết sau đây của Debametulam.com sẽ giúp quý phụ huynh giải đáp thắc mắc này.

Bệnh còi xương là gì?

Còi xương là rối loạn chuyển hóa xương ở trẻ do thiếu hụt Canxi, vitamin D hoặc phosphate. Còi xương khiến xương mềm, nhỏ và yếu.

tre-coi-xuong-co-co-the-coi-coc-cham-lon
Trẻ còi xương có cơ thể còi cọc, chậm lớn

Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh còi xương

Trẻ bị còi xương thường xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

  • Thiếu vitamin D do chế độ ăn không có thực phẩm giàu vitamin D, không cho trẻ tắm nắng hằng ngày để cơ thể tổng hợp đủ vitamin D.
  • Chế độ ăn quá nhiều tinh bột, đạm khiến chuyển hóa Canxi bị rối loạn, tăng đào thải canxi ra nước tiểu
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh nhiễm khuẩn, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai có nguy cơ mắc bệnh còi xương cao hơn trẻ bình thường.

Còi xương có ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao của trẻ?

Còi xương có thể khiến trẻ thấp lùn. Nguyên nhân khiến trẻ còi xương do thiếu hụt vitamin D, Canxi hay phốt pho. Đây đều là các dưỡng chất quyết định khả năng phát triển và mật độ xương. Khi không có đủ các thành phần tạo xương cần thiết, xương không thể dài ra, chiều cao sẽ phát triển chậm.

Do đó, trẻ bị còi xương chắc chắn sẽ thấp lùn nếu không có phương án chăm sóc phù hợp. Cha mẹ cần chú ý theo dõi tăng trưởng của con, kịp thời phát hiện bệnh còi xương, tiến hành khắc phục sớm nhằm giúp con có được chiều cao nổi bật khi trưởng thành.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị còi xương

Biểu hiện ở hệ thần kinh:

  • Trẻ ra mồ hôi nhiều dù không vận động
  • Trẻ bị khó ngủ, ngủ hay giật mình
  • Rụng tóc sau gáy
  • Hay quấy khóc, nôn trớ, co giật
  • Chậm phát triển các hình thái vận động: Lẫy, bò, đứng, đi
tre-coi-xuong-thuong-hay-quay-khoc-ra-nhieu-mo-hoi
Trẻ còi xương thường hay quấy khóc, ra nhiều mồ hôi

Biểu hiện ở xương:

  • Thóp của trẻ liền chậm, bờ thóp mềm, có bướu trán, bướu đỉnh
  • Răng mọc chậm, lộn xộn, bị sâu răng
  • Chân cong, đầu gối chụm vào nhau
  • Cổ tay và mắt cá chân dày
  • Xương ức nhô ra cao hơn bình thường

Tăng trưởng chiều cao chậm, cơ thể gầy gò ốm yếu, đau nhức ở cột sống, xương chậu, chân, yếu cơ là những triệu chứng toàn thân của bệnh còi xương.

Cách điều trị bệnh còi xương cho trẻ tại nhà

Khi phát hiện con bị còi xương, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, cha mẹ nên tiến hành điều trị bệnh tại nhà cho trẻ bằng các cách sau đây:

Bổ sung dưỡng chất từ chế độ ăn: Nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D, Canxi, phốt pho vào chế độ ăn uống hằng ngày để bổ sung các dưỡng chất này cho cơ thể, tăng mức dưỡng chất trong xương và cải thiện độ xương.

Bổ sung vitamin D trực tiếp: Vitamin D dưới dạng thực phẩm bổ sung trên thị trường có rất nhiều loại, cha mẹ có thể tìm hiểu và cho con sử dụng sản phẩm này để bổ sung vitamin D trực tiếp với lượng khoảng 400 UI/ngày đến khi hết các triệu chứng.

Cho trẻ tắm nắng thường xuyên: Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làn da có thể tự tổng hợp được vitamin D. Cha mẹ nên hướng dẫn con tắm nắng một lần/ngày vào buổi sáng trước 8h hoặc buổi chiều sau 4h trong thời gian 10-15 phút để bổ sung vitamin D cho cơ thể.

tam-nang-la-cach-bo-sung-vitamin-d-cho-co-the
Tắm nắng là cách bổ sung vitamin D cho cơ thể

Chế độ dinh dưỡng giúp tăng chiều cao cho trẻ còi xương hiệu quả

Để chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh còi xương, cha mẹ nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm sau đây vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày:

Trứng gà

Trong một quả trứng gà chứa khoảng 41 IU vitamin D sẽ tăng cường mức vitamin D trong cơ thể trẻ. Ngoài ra, trứng còn chứa nhiều protein, canxi và các vitamin khác có lợi cho sức khỏe. Cha mẹ nên cho trẻ ăn từ 3-4 quả trứng/tuần để điều trị bệnh còi xương và chăm sóc sức khỏe tốt.

Cá béo

Cá hồi, cá ngừ, cá mòi là những loại cá béo có hàm lượng vitamin D khá cao sẽ giúp xương chắc khỏe và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Cha mẹ có thể bổ sung từ 3-4 khẩu phần cá mỗi tuần để bổ sung vitamin D cho con, giúp hệ xương khỏe mạnh và sớm khắc phục tình trạng còi xương ở trẻ.

Nấm tự nhiên

Trong nấm chứa hàm lượng vitamin D tương đối cao, cùng với nhiều khoáng chất, chống oxy hóa có khả năng hỗ trợ các chức năng của cơ thể. Với những người có chế độ ăn thuần chay, nấm là nguồn bổ sung vitamin D quan trọng. Ngoài ra, những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, đang mang thai nếu thường xuyên ăn nấm sẽ rất tốt cho sức khỏe.

nam-chua-ham-luong-vitamin-d-cao-rat-tot-cho-he-xuong
Nấm chứa hàm lượng vitamin D cao rất tốt cho hệ xương

Ngũ cốc và bột yến mạch

Trong ngũ cốc và bột yến mạch chứa khoảng 50-130 IU vitamin D trên mỗi khẩu phần. Do đó, tiêu thụ ngũ cốc hoặc bột yến mạch cho bữa sáng là cách bổ sung vitamin D, điều trị còi xương hiệu quả.

Sữa tươi

Trong mỗi ly sữa bò tươi có khoảng 115-130 IU vitamin D, rất có lợi cho trẻ bị còi xương. Bên cạnh đó, sữa còn rất giàu protein và là nguồn cung cấp Canxi hiệu quả cho cơ thể. Trẻ còi xương nên được bổ sung 2-3 ly sữa tươi mỗi ngày để tăng cường dinh dưỡng có lợi, vừa khắc phục bệnh còi xương vừa thúc đẩy tăng trưởng chiều cao hiệu quả.

Nước cam

Trong một ly nước cam chứa khoảng 100 IU vitamin D. Cùng với đó là hàm lượng vitamin C dồi dào sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy sự tổng hợp collagen trong hệ xương, chăm sóc xương chắc khỏe. Vào mỗi buổi sáng, sau khi ăn xong, đừng quên chuẩn bị cho trẻ một ly nước cam tươi ngon để điều trị bệnh còi xương nhanh chóng nhé.

Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt dê cũng chứa một lượng vitamin D khá cao, tốt cho hệ xương của trẻ bị còi xương. Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong thịt đỏ cũng tương đối cao nên sẽ cản trở quá trình tiêu hóa. Do đó, cha mẹ nên kiểm soát lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn của con để vừa tốt cho hệ xương vừa đảm bảo sức khỏe.

Các môn thể thao giúp cải thiện chiều cao cho trẻ còi xương hiệu quả

Để cải thiện chiều cao cho trẻ coi xương, cha mẹ cần khuyến khích con tham gia các bộ môn thể thao sau đây:

Bóng rổ

Bóng rổ là môn thể thao có độ phủ sóng rộng rãi hiện nay. Khi chơi bóng rổ, trẻ phải di chuyển liên tục, bật nhảy để ném và lấy bóng. Lúc này, đĩa tăng trưởng sẽ nhận được nhiều kích thích tăng lượng máu đến khu vực này, giúp xương tăng trưởng nhanh và chiều cao phát triển tốt.

bong-ro-ho-tro-phat-trien-chieu-cao-hieu-qua
Bóng rổ hỗ trợ phát triển chiều cao hiệu quả

Bơi lội

Khi bơi, toàn bộ cơ thể phải vận động, nhất là chân và tay. Nếu tay phải rướn về phía trước thì chân đạp mạnh ra phía sau để di chuyển nước trong nước. Điều này sẽ kích thích xương phát triển, chiều cao tăng trưởng tốt. Ngoài ra, với trẻ em bơi lội cũng là một kỹ năng sinh tồn quan trọng, giúp đảm bảo an toàn cho trẻ khi học tập, vui chơi trong môi trường nước.

Bóng đá

Trong khi chơi bóng đá, chân phải hoạt động liên tục để rê bóng, chuyền bóng, sút bóng, bật nhảy để chuyền bóng bằng đầu rất có lợi cho quá trình khoáng hóa xương, tăng mật độ xương và phát triển chiều cao. Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ chơi bóng đá thường xuyên để rèn luyện sức khỏe và cải thiện tầm vóc.

Đạp xe

Khi đạp xe, phần dưới cơ thể chịu tác động lớn nhất, cơ đùi và bắp chân hoạt động liên tục. Đạp xe còn kích thích các cơ lưng và cột sống, kích thích xương dài ra nhanh. Để chiều cao tăng trưởng tốt với môn đạp xe, phụ huynh nên điều chỉnh yên xe của con cao hơn so với độ dài chân để con rướn người nhiều hơn khi đạp sẽ thúc đẩy xương dài ra nhanh chóng.

Yoga

Yoga cũng là một lựa chọn tốt cho trẻ còi xương phát triển chiều cao. Các tư thế yoga giúp kéo căng và mở rộng cơ thể, giúp hệ xương được kích thích hiệu quả, chiều cao tăng trưởng tốt hơn. Cha mẹ có thể cho con tập luyện các tư thế yoga tăng chiều cao hiệu quả như tư thế rắn hổ mang, tư thế ngọn túi, tư thế em bé…

tre-em-tap-luyen-yoga-giup-chieu-cao-tang-truong-tot
Trẻ em tập luyện yoga giúp chiều cao tăng trưởng tốt

Nhảy dây

Nhảy dây là trò chơi được nhiều trẻ em yêu thích. Động tác trong bài tập nhảy dây giúp khả năng đàn hồi của dây chằng và các dây thần kinh bắt đầu từ lòng bàn chân tốt hơn, kích thích giải phóng hormone tăng trưởng, từ đó chiều cao phát triển tốt hơn. Mỗi ngày trẻ nên nhảy dây từ 50 – 100 cái để điều trị còi xương và cải thiện chiều cao.

Cầu lông

Cầu lông là môn thể thao được nhiều trẻ em yêu thích và cũng rất phù hợp với những bé bị còi xương, chậm phát triển chiều cao. Khi chơi cầu lông, các cơ vai, cơ lưng và cột sống nhận được sự kích thích lớn, giúp chúng phát triển tốt hơn, từ đó tốc độ phát triển chiều cao có sự thay đổi tích cực.

Chạy bộ

Cha mẹ có thể cùng con chạy bộ khoảng 30 phút mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe và tạo điều kiện cho chiều cao tăng trưởng tốt. Chạy bộ giúp các khớp xương ở chân chắc khỏe, dẻo dai, linh hoạt hơn, đôi chân săn chắc hơn. Đây cũng là hình thức vận động thúc đẩy sản sinh hormone tăng trưởng, rất có lợi cho quá trình phát triển chiều cao tự nhiên.

Còi xương là tình trạng sức khỏe nguy hiểm, cha mẹ không nên xem thường. Nếu nghi ngờ con bị còi xương, cần áp dụng các cách điều trị bệnh càng sớm càng tốt hoặc đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở y tế để không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao tự nhiên của trẻ.