Nên làm gì khi trẻ bị sốt sau tiêm phòng

Trẻ bị sốt khi tiêm phòng luôn luôn sẽ xảy ra với bé yêu nhà bạn, bạn nên trang bị kiến thức để giúp bé yêu nhà mình vượt qua tình trạng này. Trẻ em nên phải tiêm phòng để bảo vệ sự phát triển của trẻ với những căn bệnh nguy hiểm. Do đó, ba mẹ nên lên lịch tiêm chủng cho bé yêu đúng thời điểm và khi trẻ bị sốt khi tiêm phòng phải được xử lý đúng cách, kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu về những điều nên làm khi thấy trẻ bị sốt sau tiêm phòng qua bài viết sau đây của Debametulam.com nhé

Dấu hiệu trẻ bị sốt sau tiêm phòng

Dấu hiệu trẻ bị sốt khi tiêm phòng là sau 1 vài giờ hoặc 24 giờ, một số trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao lên đến 38 độ C, kèm theo những biểu hiện quấy khóc, vật vã, khó chịu, kém ăn cũng như kêu la nhức đầu.

Dấu hiệu này cũng bị xuất hiện khi bé yêu nhà bạn đi tiêm phòng bệnh thương hàn, ho gà. Cũng có vài trường hợp trẻ em có dấu hiệu sau 5 đến 12 ngày mới phát sốt. Thông thường triệu chứng sốt chỉ xảy ra khi trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi hay quai bị.

Những việc cần làm của ba mẹ khi trẻ bị sốt khi tiêm phòng

cho-tre-uong-nhieu-nuoc-khi-bi-sot

Thứ nhất: Cho trẻ chườm khăn mát

Trẻ bị sốt khi tiêm phòng gia đình nên sắm một cặp nhiệt độ để theo dõi, quan sát tình trạng thân nhiệt của bé. Nên cho bé yêu nhà bạn nằm ở những nơi mát mẻ, quần áo phải mặc rộng, thoáng, thoải mái và lấy khăn ấm chườm mát cho trẻ. Bạn có thể lấy thêm một cái khăn nữa để đặt lên trán, khăn còn lại lâu cả cơ thể của bé. Tuyệt đối không nên chườm lạnh hay chườm đá nhé.

Thứ hai: Dùng thuốc hạ sốt theo toa bác sĩ

Khi đi tiêm phòng, bác sĩ thường kê toa thuốc hạ sốt để phòng trong trường hợp bé bị sốt cao lên đến 38,5 độ C. Lúc đó ba mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt, cách 2 giờ uống một lần với định lượng kê toa của bác sĩ. Hãy theo dõi, chăm sóc trẻ thường xuyên cũng như hạn chế cho bé uống thuốc hạ sốt.

Thứ ba: Cho trẻ uống nhiều nước

Khi trẻ bị sốt khi tiêm phòng thì cơ thể của trẻ sẽ bị giải phóng một lượng mô hôi đáng kể vì vậy để cân bằng tình trạng mất nước hay rối loạn điện giải trong cơ thể của trẻ, ba mẹ nên bù một lượng nước bị mất bằng cách cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, uống cam ngọt hay ăn cháo loãng.

chuom-khan-mat-cho-tre-khi-bi-sot

Thứ tư: Cung cấp bữa ăn giàu dinh dưỡng và vệ sinh thường xuyên.

Lượng thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ ăn, dễ tiêu là một công thức tuyệt vời để bé yêu nhà bạn vượt qua cơn sốt khó khăn khi đi tiêm phòng. Cũng như ba mẹ nên thường xuyên vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, có thể tắm nước ấm ở phòng kín, lau khô nhanh chóng khi tắm hoặc chỉnh chế độ máy lạnh để bé yêu nhà bạn không bị nhiễm lạnh nhé.

Trẻ bị sốt khi tiêm chủng với những dấu hiệu và biện pháp phía trên một phần nào giúp bé yêu vượt qua để ăn ngon, bú khoẻ, mau chóng lớn. Trong trường hợp dù đã thực hiện tất cả những bước trên mà không thấy thân nhiệt của trẻ suy giảm thì phải ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ theo dõi kịp thời nhé.

Một số lưu ý cần nhớ khi trẻ sốt cao sau tiêm phòng

Về lý thuyết, hầu hết các phản ứng sau khi tiêm phòng đều nhẹ và sẽ không gây hại nghiêm trọng. Nếu em bé bị sốt nhẹ dưới 38,5 ℃ trong vòng 24 giờ sau khi tiêm chủng, hoặc kèm theo khó chịu nhẹ, quấy khóc, nôn mửa, tiêu chảy, … thì đó là một phản ứng nhẹ sau khi tiêm chủng và nó sẽ biến mất sau đó. một hoặc hai ngày. lo lắng.

Cha mẹ chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn mặc phù hợp (giúp giải nhiệt). Đối với chế độ ăn kiêng, chúng tôi khuyên bạn nên ăn những thức ăn nhẹ dễ tiêu như cháo, mì, trứng sữa.

Tuy nhiên, nếu bé gặp các tình trạng sau, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý và đưa bé đi khám bác sĩ kịp thời:

  • Sốt cao trên 38,5 ℃ và không hết sốt sau hơn 48 giờ. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi hoặc có tiền sử sốt co giật;
  • Bé tinh thần kém, tiểu ít, mất nước, đau bụng, nôn nhiều, tiêu chảy, co giật, ho nhiều, khó thở, v.v.

Nguồn tham khảo: