Trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều phải làm sao?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ khiến cho rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng không biết việc trẻ bị nấc có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ hay không?

Bài viết sau đây của Debametulam sẽ giải thích cho các mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt là do đâu cũng như một số điều các mẹ nên làm khi trẻ bị nấc cụt.

Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi sau khi sinh. Hiện tượng nấc cụt xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành lặp đi lặp lại khiến cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn đóng kín gây ra.

Ở những thường hợp này, đa phần là trẻ sẽ tự hết nấc cụt sau một vài phút, tùy theo cơ địa của trẻ thì hiện tượng nấc cụt có thể xảy ra nhiều lần trong ngày!

tre-so-sinh-nac-cut-phai-lam-sao-2

Đối với trẻ sơ sinh, hiện tượng này rất phổ biến và hoàn toàn bình thường, hiện tượng nấc cụt này cũng sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên, sau 1 tuổi thì hiện tượng này sẽ giảm rõ rệt. Vì vậy mà khi thấy trẻ sơ sinh bị nấc cụt, các mẹ không cần phải lo lắng vì đây là hiện tượng rất bình thường ở trẻ!

Một số nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Bé nấc cụt sau khi bú bình

Việc nấc cụt sau khi trẻ bú bình xảy ra khá thường xuyên, điều này xảy ra bởi vì khi trẻ bú bình, trẻ không chỉ uống sữa mà còn nuốt phần không khí ở bên trong bình, khi lượng khí quá nhiều, nó sẽ kích thích cơ hoành co thắt và tạo ra tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Nền nhiệt thay đổi đột ngột

Điều này cũng là một trong những nguyên nhân có thể làm cho trẻ bị nấc cụt bởi vì khi nền nhiệt độ thay đổi đọt ngột, không khí đi vào phổi của trể sẽ khiến cho trẻ bị lạnh và có thể gây ra tình trạng nấc cụt ở trẻ. Do đó, khi trời lạnh, các mẹ hãy chú ý giữ ấm cho trẻ nhé!

Trào ngược dạ dày

Hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra ở trẻ là điều không quá xa lạ, đây cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trnạg nấc cụt ở trẻ. . Khi xảy ra hiện tượng trào ngược dạ dày, axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ, nó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt ở trẻ khá phổ biến. . Nếu trẻ bị trao fngược dạ dày, các mẹ không nên quá lo lắng vì hiẹn tượng này khá bình thường đối với trẻ!

tre-so-sinh-nac-cut-phai-lam-sao-3

Những cách chữa nấc cụt cho bé nhanh chóng

Làm cho bé phân tâm

Việc làm cho bé phân tâm khi xảy ra hiện tượng nấc cụt là một trong những phương pháp hiệu quả được rất nhiều bậc cha mẹ áp dụng để giúp cho trẻ hết nấc cụt. Hãy dành thời gian chơi đùa hoặc nói chuyện với trẻ để giúp cho trẻ phân tâm và chấm dứt hiện tượng nấc cụt cho trẻ nhé!

Vỗ nhẹ lưng cho bé

Vỗ nhẹ lưng cho bé là phương pháp khá đơn giản nhưng lại có tác dụng chữa nấc cụt cho bé rất hiệu quả. Việc mẹ xoa bóp hay vỗ nhẹ vào lưng bé có tác dụng giúp cho các cơ của bé được thả lỏng, cơ hoành cũng được thư giãn.

Thay đổi tư thế bú cho bé

Khi trẻ bú, trẻ có thể nuốt quá nhiều không khí dẫn đến hiện tượng nấc cụt. Chình vì vậy mà để hạn chế tình trạng nấc cụt ở trẻ, các mẹ nên chú ý thay đổi tư thế bú của trẻ dể hạn chế lượng không khí bị chiếm chỗ bên trong dạ dày của bé.

Ngoài ra, sau khi trẻ bú no, các mẹ có thể giúp cho trẻ ợ hơi bằng cách chụm tay lại và vỗ nhẹ nhàng vào lưng của bé, đây cũng là cách để hạn chế tính trạng nôn trớ ở trẻ rất hiệu quả!

tre-so-sinh-nac-cut-phai-lam-sao-4

Dùng mật ong để chữa nấc cho trẻ

Với phương pháp này, các mẹ chỉ cần sử dụng khăn sữa nhỏ của trẻ quấn vào đầu ngón tay, sau đó các mẹ hãy chấm vào một ít mật ong và đưa vào miệng của bé,

Cho bé uống nước hoặc bú sữa

Nước được xem là 1 cách vô cùng dễ dàng trong việc điều trị chứng nấc cụt cho bé đấy, do đó khi bé yêu bị nấc thì các mẹ hãy nên cho bé dùng từng ngụm nước đã nấu sôi để nguội rồi nhé, hay mẹ cũng có thể dùng sữa của mình cho con bú thay vì cho bé dùng nước.

Với những em bé đang trong quá trình ăn dặm thì các mẹ có thể dùng 100ml nước để cho bé con nhà mình uống 1 cách từ từ, với những em bé lớn hơn xíu thì có thể dạy bé uống từng ngụm kết hợp với thở sâu nhé.

Cho trẻ ăn đường

Với vị ngọt của đường sẽ là cách để có thể đánh lừa được thần kinh thực quản cho bé đấy, do đó đây cũng là cách để bé yêu nhà bạn thoát khỏi cơn nấc dễ dàng, nhưng cách này cũng chỉ nên dùng cho những bé yêu đã từ 2 tuổi trở lên nhé.

Dùng ngón tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi bé

Mẹ hãy dùng tay của mình để bịt vào 2 lỗ tai của bé, chỉ cần 1 phút sau mới thả ra, hay đơn giản hơn khép cánh mũi của bé lại, và kết hợp với việc lấy tay bịt miệng của bé chỉ trong 1-2 giây thôi, cứ thực hiện cách này 10 lần đảm bảo bé sẽ hết nấc.

Giúp bé ợ hơi sau khi bú

Do đó các mẹ có thể dùng bàn tay của mình chụm lại sau đó hãy vỗ nhẹ chúng lên phần lưng của bé nhé, đó là cách để giúp bé nhà bạn dễ dàng hơn trong việc ợ hơi đấy, đây được xem là cách có thể giúp bé yêu của bạn có thể thoát được tình trạng nôn trớ đấy.

Hy vọng với những phương pháp trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh được chia sẻ trên đây, các mẹ sẽ biết cần phải làm thế nào để giúp cho trẻ thoát khỏi hiện tượng nấc cụt. Nếu trẻ nấc cụt kéo dài trên 3 tiếng, các mẹ cần chú ý cho trẻ đến gặp bác sĩ khám và can thiệp kịp thời nhé!

Nấc cụt và trào ngược dạ dày thực quản

Thông thường, những cơn nấc cụt không làm phiền trẻ sơ sinh. Nhưng đôi khi, nấc cụt là dấu hiệu của chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) . Trào ngược khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản của bé.

Nếu con bạn bị GERD, nấc cụt sẽ không phải là triệu chứng duy nhất, trẻ sơ sinh bị trào ngược cũng có các dấu hiệu như:

  • Ho khan.
  • Khạc nhổ .
  • Khó chịu và quấy khóc.
  • Cúi lưng, đặc biệt là trong hoặc sau khi bú.

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc liệu bé có thể bị trào ngược hay không và cách xử trí.