Giấc ngủ là một trong 4 yếu tố quan trọng chi phối sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ không mấy quan tâm đến điều này, kết quả là tốc độ tăng trưởng chiều cao của con không đạt mức tối đa. Bài viết sau đây của Debametulam.com sẽ phân tích về cách giấc ngủ tác động đến chiều cao của trẻ và hướng dẫn cho cha mẹ những tư thế ngủ, thời gian ngủ và cách giúp con ngủ ngon nhất.
Giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với chiều cao của trẻ?
Giấc ngủ chiếm 25% khả năng đạt chiều cao chuẩn của con trong tương lai, xếp thứ hai sau sau yếu tố dinh dưỡng. Một giấc ngủ chất lượng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển chiều cao bởi khả năng thúc đẩy hoạt động của tuyến nội tiết.
Nội tiết tố tăng trưởng (HGH) là yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ. Ngay cả khi trưởng thành, yếu tố này vẫn đóng quan trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. HGH tham gia vào phần lớn quá trình hình thành, sinh sôi của các mô, tế bào trong cơ thể và quá trình trao đổi chất.
Mặc dù việc vận động cơ thể, chơi thể thao mỗi ngày có thể kích thích sự sản sinh của HGH nhưng không nhiều. Giấc ngủ mới là thời điểm tuyến nội tiết này hoạt động ở mức cao nhất. Đó cũng là lý do tại sao một giấc ngủ ngon là điều cần thiết để trẻ phát triển nhanh chóng chiều cao.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, 23 giờ đến 1 giờ sáng là thời điểm hàm lượng nội tiết tố được sản sinh ở mức cao nhất, có thể đạt gấp 10 lần so với ban ngày. Tuy nhiên, trẻ chỉ có thể đạt được điều này khi chìm vào giấc ngủ sâu.
Khi trẻ bị mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc, chất lượng giấc ngủ kém thì lượng HGH sinh ra bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến thiếu hụt nội tiết tố và tăng nguy cơ phát triển thấp bé.

Vì sao cần chú ý đến tư thế ngủ của trẻ?
Không chỉ trong khi thực hiện các hoạt động như đi, đứng, ngồi, nằm, một tư thế đúng khi nằm ngủ cũng mang lại những lợi ích nhất định cho cơ thể. Tư thế ngủ có thể giúp kiểm soát các cơn đau nhức, kéo giãn khớp xương, đảm bảo cấu trúc xương cũng như giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Vì sao cần chú ý đến tư thế ngủ của trẻ? Dưới đây là 3 lý do cụ thể:
- Ở tư thế nằm, cơ thể không còn chịu sự đè nén của trọng lực, với một tư thế nằm thoải mái, xương của trẻ sẽ được thư giãn và nới lỏng hoàn toàn. Trẻ có thể tránh khỏi các vấn đề nhức mỏi cơ thể do sai tư thế khi ngủ.
- Tư thế ngủ cũng là một phần quan trọng trong việc thực hiện tư thế đúng. Điều này giúp cấu trúc xương và đường cong tự nhiên của cột sống được đảm bảo.
- Một tư thế ngủ thoải mái sẽ giúp chất lượng giấc ngủ của trẻ được nâng cao, nhờ đó mà hàm lượng nội tiết tố tăng trưởng đạt mức tối đa, trẻ có thể phát triển chiều cao hết tiềm năng.

Tư thế ngủ nào tốt cho chiều cao của trẻ?
Có 3 tư thế ngủ phổ biến là nằm ngửa, nằm nghiêng và nằm sấp người. Tuy nhiên chỉ có 2 tư thế ngủ được đánh giá là tốt cho chiều cao của trẻ gồm tư thế nằm ngửa và tư thế nằm nghiêng người.
Tư thế nằm ngửa
Nằm ngửa là một tư thế ngủ rất phổ biến đối, không chỉ giúp bạn điều chỉnh và bảo vệ cột sống mà còn hạn chế những cơn đau nhức có thể xuất hiện do việc nằm ngủ không đúng cách. Đối với trẻ sơ sinh, nằm ngửa khi ngủ còn là cách giảm nguy cơ mắc SIDS – Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Sở dĩ nói tư thế nằm ngửa khi ngủ rất tốt cho chiều cao là bởi:
- Nằm ngửa khi ngủ đảm bảo cấu trúc xương
- Nằm ngửa khi ngủ giảm tình trạng căng cơ
- Nằm ngửa khi ngủ giúp điều chỉnh chân
Đây là tư thế ngủ mà tất cả bộ phận cơ thể đều nằm trên cùng một mặt phẳng, không bị đè nén. Khung xương, cánh tay, vai, chân được thư giãn hoàn toàn. Các đĩa đệm cột sống được giải nén và trở về kích thước tự nhiên. Điều này cũng góp phần làm dịu các cơ, giảm tình trạng đau nhức do sai tư thế và trẹo chân. Để ngủ ngon hơn với tư thế này, bạn hãy thử kê một chiếc gối ngay phía dưới lưng hoặc đầu gối.

Bên cạnh lợi ích tăng chiều cao, nằm ngửa khi ngủ còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như giảm trào ngược axit dạ dày, giảm tình trạng sưng mắt nhờ khả năng ngăn chặn máu đọng lại dưới mắt và làm giảm sự tích tụ của xoang.
Tư thế nằm nghiêng người
Tư thế nằm nghiêng người cũng được nhiều người thực hiện khi ngủ với mục đích đem lại sự thoải mái và tăng chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, hướng nghiêng người sang trái hoặc sang phải mang lại những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe.
Trẻ nên nằm ngủ ở tư thế nghiêng bên trái hay nghiêng bên phải?
Nằm nghiêng về bên trái trước hết giúp tăng cường lưu lượng máu và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nằm nghiêng còn giúp duy trì cột sống lưng, đốt sống cổ và giúp duy trì độ cong tự nhiên của cột sống khi gập gối vào ngực.
Ngược lại, tư thế nằm nghiêng bên phải có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển chiều cao của trẻ vì nó có thể gây thoát vị đĩa đệm cổ, nhức mỏi các cơ. Như vậy, trẻ nên ưu tiên tư thế nằm ngủ nghiêng về bên trái hơn.
Tuy nhiên cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, nằm nghiêng về một bên quá lâu có thể gây tê cứng vai do áp lực đè nén lên vòng bít quay, đau lưng, đau hông nếu không được căng chỉnh đúng cách. Để ngủ ngon hơn, cha mẹ nên dùng chiếc gối mềm mại kê giữa hai chân và cổ của trẻ, đồng thời cho trẻ xoay người liên tục để cân bằng áp lực lên vai.

Thời gian ngủ cần thiết của trẻ theo từng độ tuổi
Một nghiên cứu của hội đồng 18 chuyên gia trong lĩnh vực khoa học và y khoa đã xem xét các nghiên cứu khoa học, xác thực mối quan hệ giữa thời lượng giấc ngủ và bệnh tật. Nghiên cứu này đã hệ thống lại thời gian ngủ cần thiết của từng độ tuổi.
Ở mỗi độ tuổi, thời lượng giấc ngủ của trẻ cần thay đổi để phục vụ cho sự phát triển toàn diện. Theo National Sleep Foundation, thời gian ngủ khuyến nghị theo từng độ tuổi như sau:
Độ tuổi | 0 – 3 tháng | 4 – 11 tháng | 1 – 2 tuổi | 3 – 5 tuổi | 6 – 13 tuổi | 14 – 17 tuổi | 18 – 25 tuổi |
Thời gian | 14 -17 giờ | 12 – 15 giờ | 11 – 14 giờ | 10 – 13 giờ | 9 – 11 giờ | 8 – 10 giờ | 7 – 9 giờ |
Thời lượng giấc ngủ được đưa ra trong bảng trên được khuyến nghị cho những trẻ khỏe mạnh. Trong một số trường hợp, ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn thời gian trên có thể được chấp nhận dựa trên hoàn cảnh của trẻ.
Cha mẹ có thể làm gì nếu trẻ không ngủ đủ thời lượng trên?
Các chuyên gia ước tính, có khoảng 25% trẻ nhỏ phải đối mặt với các vấn đề về giấc ngủ hoặc buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Mặc dù thời gian ngủ có thể khác nhau tùy từng trẻ nhưng tình trạng thiếu ngủ hoặc ngủ khó trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.
Để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn, cha mẹ có thể thực hiện một số cách được gợi ý ở phần tiếp theo. Trong trường hợp tình trạng không được cải thiện, cha mẹ nên tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ nhi khoa.

Làm thế nào để trẻ có được thời gian ngủ tốt nhất?
Để trẻ có được thời gian ngủ tốt nhất, cha mẹ nên thiết lập một lịch trình giấc ngủ ổn định, kể cả cuối tuần. Hãy bắt đầu bằng cách ưu tiên giấc ngủ trong các hoạt động hàng ngày của trẻ, lập ngân sách thời gian dành riêng cho việc nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng những thói quen tốt thúc đẩy chất lượng giấc ngủ cho trẻ. Dưới đây là những lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu.
- Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng hết năng lượng trong ngày và thư giãn trước khi đi ngủ để trẻ ngủ ngon hơn.
- Tạo ra một môi trường ngủ yên bình, tĩnh lặng và thoải mái bao gồm: nhiệt độ vừa phải (~20 độ C), ánh sáng dịu nhẹ (ưu tiên màu vàng nhạt), cách âm tốt,…
- Giảm thiểu sự phân tâm như TV, điện thoại và các thiết bị điện tử khác.
- Bộ giường ngủ (chăn, gối, đệm) được đảm bảo vệ sinh, chọn một tấm nệm mềm mại, độ dày vừa đủ.
- Trẻ nên có thói quen duỗi người trước khi ngủ và tập trung vào chân, lưng, cổ. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy chất lượng giấc ngủ.
- Thực hành các bài tập thở như phương pháp thở 4-7-8 và kỹ thuật thở ba phần.
- Một số thói quen tốt khác để trẻ có được thời gian tốt nhất như uống một cốc sữa ấm (cách thời gian ngủ ít nhất 30 phút), ngâm chân hoặc tắm nước ấm, ăn một chút hạt (hạnh nhân, óc chó, bí đỏ),…

Thói quen ngủ nằm sấp có ảnh hưởng xấu đến chiều cao không?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có khoảng 17% dân số có thói quen nằm sấp người khi ngủ. Mặc dù nằm sấp góp phần thư giãn xương và cải thiện hô hấp nhưng nó không phải là tư thế hỗ trợ phát triển chiều cao.
Nằm sấp khi ngủ có thể gây ép tim, khó thở, từ đó dẫn đến tình trạng thức giấc giữa chừng, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản sinh nội tiết tố tăng trưởng của tuyến yên, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ không được nằm sấp. Để trẻ thoải mái khi ở tư thế nằm ngủ này, cha mẹ có thể dùng chiếc gối mỏng ở xương chậu để giảm áp lực lên cổ, vai và lưng. Đồng thời, khuyến khích trẻ thực hiện các bài kéo giãn cơ thể vào sáng hôm sau.
Giấc ngủ chất lượng là một yếu tố quan trọng trong tiến trình phát triển chiều cao của con. Thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc về lâu dài có thể khiến trẻ tăng trưởng kém. Chú ý đến tư thế ngủ và thực hành những thói quen tốt là điều cần thiết để tối ưu hiệu quả tăng chiều cao. Bên cạnh đó, đừng quên chú ý đến yếu tố dinh dưỡng và vận động để giúp con yêu đạt tốc độ phát triển chiều cao tối đa.
- Tin liên quan: Ăn chuối có tăng chiều cao không?