Trẻ em thường có thói quen mút tay và đây là một sự thực. Hành vi này thường mang lại niềm vui và sự thoải mái cho chúng, giống như một món ăn khoái khẩu. Chúng ta biết điều này từ lâu, nhưng tại sao trẻ lại có thích mút tay đến vậy?
Việc trẻ em mút tay có thể có những tác động đến sức khỏe của chúng hay không và làm thế nào để điều trị thói quen này? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây trên Debametulam.com!
Tại sao trẻ lại mút tay ?
Trẻ em nào cũng thế, từ 2 – 3 tháng tuổi chúng bắt đầu thích mút tay và có thói quen mút tay. Thông thường, khi thấy hiện tượng đó các mẹ đều lo lắng vì sợ vi khuẩn sẽ thâm nhập vào miệng bé hay móng tay bé sắc có thể sẽ gây tổn thương đến môi. Nhưng sự thật là khi bé nhà bạn bắt đầu thích mút tay, điều đó chứng tỏ những dấu hiệu phát triển về trí lực của bé đã bắt đầu được manh nha.

Mút tay chính là cách mà bé học và chơi, chúng ví những ngón tay của mình chính là những món đồ chơi thuộc sở hữu của chúng. Ở mức độ sơ khai ban đầu, bé sẽ đưa cả bàn tay vào miệng trong vô thức, một khi não bộ của bé phát triển hơn, bé sẽ nhận thức được và chỉ đưa 1 ngón tay vào miệng.
Khi bé chỉ đưa ngón tay cái vào miệng, chứng tỏ bé đã phần nào làm chủ được các cơ quan vận động và cơ bắp của mình theo ý muốn. Hành động đó cũng là dấu hiệu chứng tỏ não bộ của bé đang phát triển và bé nhà bạn đang bắt đầu có thực hiện những tìm tòi đầu tiên của mình về thế giới xung quanh.
Bên cạnh đó, lý do khiến bé nghiện mút tay chính là bé thèm ti mẹ và muốn được bú tí. Việc mút tay dù không có vị thơm như của sữa mẹ nhưng có thể giúp bé thoả mãn phần nào cơn nghiện của mình. Điều đó tưởng như có hại nhưng sự thật là sẽ giúp kích thích các cơ quan xúc giác, khứu giác và vị giác của bé đồng thời phát triển các công năng trong hệ thần kinh của mình.
Trẻ sơ sinh mút tay có hại gì đến sức khoẻ không?
Bản chất của hiện tượng bé hay mút tay là không gây hại cho sức khoẻ của bé, đó là những phản xạ tự nhiên của bé trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, nếu như bé có những biểu hiện dưới đây thì các mẹ cần cẩn trọng hơn với bé.

Nếu như bé yêu của bạn có hệ miễn dịch không tốt thì các mẹ hãy hạn chế ngay việc trẻ bú tay lại, để có thể hạn chế đến mức thấp nhất có thể những vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của bé thông qua đường miệng.
Nếu bé nhà bạn hay bị nôn chớ thì việc hạn chế trẻ sơ sinh mút tay là rất cần thiết. Bởi vô tình bé tự thọc tay quá sâu vào miệng sẽ dễ dàng khiến bé bị nôn chớ trở lại, nhất là sau khi ăn uống.
Với những bé bị quá nghiện việc mút tay, các động tác mút mạnh xủa bé diễn ra liên tục và thường xuyên, khi đó các mẹ cần theo dõi sát sao bởi việc mút mạnh có thể gây ra những tổn thương ở ngón tay, rang và hàm. Nếu như việc đó diễn ra thường xuyên, phần da ngón tay của bé sẽ bị nét và lở loét gây viêm da và mủ, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.
Đặc biệt, nếu bé nhà bạn đã hơn 2 tuổi mà vẫn nghiện mút tay, bạn cần dừng lại việc đó ngay lập tức. Đó lại là biểu hiện của thói quen xấu.
Làm sao để dừng việc trẻ mút tay lại ?
Trẻ hay mút tay phải làm sao ? Có nên cho trẻ mút tay là những băn khoăn thường trực của các bậc làm cha mẹ. Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên môn, để dần hạn chế và dừng hẳn được hành động trẻ mút tay, mẹ chỏ có thể tập cho bé từng bước một.
Hãy chuyển hướng chú ý của bé sang đồ vật khác
Các mẹ hãy nhớ rằng, voà khoảng khắc bé định đưa ngón tay lên miệng như một thói quen, hãy ngăn cản điều đó lại bằng cách đánh lạc hướng bé. Hãy tìm mọi cách cuốn bé vào một trò chơi mới lạ để khiến bé hải sử dụng cả hai tay mà quên đi ý định mút tay của mình.

Sự tác động từ bạn bè là rất quan trọng
Ngay từ khi còn bé, môi trường xung quanh, thậm chí là bạn bè cũng có những sự tác động nhất định đến sự phát triển của bé, bởi bé cực kỳ thích bắt chước người khác và các bạn và thông thường những thói xấu chúng học rất nhanh. Hoặc với những bé lớn hơn một chút, mẹ có thể tác động đến những đứa trẻ xung quanh bé, hãy nhờ chúng nói với bé rằng mút tay là xấu, chúng sẽ nghe theo nhanh chóng và thậm chí còn hữu hiệu hơn cả lời mẹ đó.
Cho bé ngậm vú giả để hạn chế việc trẻ mút tay
Việc trẻ mút tay được xuất phát từ việc bé thèm ti mẹ và giai đoạn ngứa lợi khi trẻ bắt đầu mọc răng. Bởi vậy, để có thể cai ti cũng như tật mút tay ở trẻ, các mẹ hãy lựa chọn cho trẻ những chiếc vú giả và chỉ cho bé ngậm khi bé thèm ti chứ tuyệt đối không được lợi dụng điều đó để tránh việc bé hết thèm mút tay lại chuyển sang nghiện vú giả.
Việc nhận thức đầy đủ về việc trẻ mút tay là rất cần thiết với mỗi bậc làm cha mẹ. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, các mẹ sẽ có them nhiều kiến thức chăm con hơn để nuôi con khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ.